Ngày Cá tháng 4 ngộ nghĩnh ở các nước

Học sinh ở Pháp dán tranh cá lên lưng bạn, người Scotland dán câu “Đá tôi đi” vào lưng nhau… là truyền thống trong Ngày Nói dối nhiều nơi.

Pháp: Theo Time, ngày cá tháng tư được gọi là Poisson d’Avril, còn ở Italy được gọi là Pesce d’Aprile. Theo truyền thống, học sinh thường dán bức tranh hình con cá lên lưng bạn mình và chờ phản ứng của bạn khi bị phát hiện.
Pháp: TheoTime, ngày Cá tháng tư được gọi là Poisson d’Avril, còn ở Italy được gọi là Pesce d’Aprile. Theo truyền thống, học sinh thường dán bức tranh hình con cá lên lưng bạn mình và chờ phản ứng của bạn khi bị phát hiện.
Scotland: Người Scotland thích trêu chọc nhau đến nỗi họ kéo dài ngày cá thêm một ngày nữa. Ngày 1/4 theo truyền thống là ngày săn chim Gowk. Vào ngày này, bạn làm một thông điệp được dán kín và gửi cho một người, nhờ được giúp đỡ. Nội dung thông điệp hướng dẫn người nhận truyền thông điệp đó cho một người khác, người này lại truyền cho người khác nữa, cứ thế chu trình tiếp diễn. Ngày thứ 2 là ngày Taily với rất nhiều câu chuyện cười và những mẩu giấy “Đá tôi đi” được dán vào lưng nhau.
Scotland: Người Scotland thích trêu chọc nhau đến nỗi họ kéo dài ngày cá thêm một ngày nữa. Ngày 1-4 theo truyền thống là ngày săn chim Gowk. Vào ngày này, bạn làm một thông điệp được dán kín và gửi cho một người, nhờ được giúp đỡ. Nội dung thông điệp hướng dẫn người nhận truyền thông điệp đó cho một người khác, người này lại truyền cho người khác nữa, cứ thế chu trình tiếp diễn. Ngày thứ 2 là ngày Taily với rất nhiều câu chuyện cười và những mẩu giấy “Đá tôi đi” được dán vào lưng nhau.
a

Iran: Ngày thứ 13 của năm mới theo lịch Ba Tư được gọi là Sizdah Bedar, thường rơi vào ngày 1-4 hoặc ngày 2-4. Người dân thường chơi khăm nhau trong ngày này kể từ năm 536 trước Công nguyên, khiến đây là truyền thống cá tháng 4 lâu đời nhất thế giới. Người Iran thường dành cả buổi chiều đi ra ngoài, mừng mùa mới và thỏa sức ăn uống, cười đùa, chơi trò chơi cũng như kể chuyện cười với nhau. Sau buổi picnic, người ta ném rau xanh, được gọi là sabzeh, để xua tan bệnh tật và xui xẻo trong năm mới.

Tây Ban Nha: Ngày 28/12 được gọi là ngày thánh vô tội hoặc Childermas còn được tổ chức ở châu Mỹ Latinh. Người ta trêu đùa nhau, và nạn nhân không được phép giận dỗi vì những người đầu trò này được coi là vô tội. Thị trấn Ibi, Alicante thường tổ chức lễ hội Els Enfarinats, một trò đảo chính giả. Người ta ném bột và trứng vào người nhau trên khắp các đường phố. Những người đóng vai lính tráng chạy quanh thu thuế để làm từ thiện.
Tây Ban Nha: Ngày 28-2 được gọi là ngày Thánh vô tội, hoặc Childerma,s còn được tổ chức ở châu Mỹ Latinh. Người ta trêu đùa nhau, và nạn nhân không được giận dỗi vì những người đầu trò này được coi là vô tội. Thị trấn Ibi, Alicante thường tổ chức lễ hội Els Enfarinats, một trò đảo chính giả. Người ta ném bột và trứng vào người nhau trên khắp các đường phố. Những người đóng vai lính tráng chạy quanh thu thuế để làm từ thiện.
Bồ Đào Nha: Ngày chủ nhật và thứ 2 trước ngày chay chính là ngày cá tháng 4 của Bồ Đào Nha. Họ thường ném bột vào người nhau trong ngày này.
Bồ Đào Nha: Ngày chủ nhật và thứ 2 trước ngày chay chính là ngày cá tháng 4 của Bồ Đào Nha. Họ thường ném bột vào người nhau trong ngày này.
Ấn Độ: Lễ hội Holi của người Ấn được tổ chức vào 31/3. Người dân có thể trêu đùa, ném bột màu vào người nhau, vẽ mặt và khắp người bằng màu nước để chào đón mùa xuân.
Ấn Độ: Lễ hội Holi, hay còn gọi là lễ hội sắc màu của người Ấn được tổ chức vào 31-3. Người dân có thể trêu đùa, ném bột màu vào người nhau, vẽ mặt và khắp người bằng màu nước để chào đón mùa xuân.
Đan Mạch: Ngày 1/4 và 1/5 đều được coi là ngày cá tháng 4 ở Đan Mạch. Sau mùa đông dài lạnh lẽo, có vẻ người xứ Bắc Âu rất phấn khích chờ đón mùa xuân.
Đan Mạch: Ngày 1-4 và 1-5 đều được coi là ngày cá tháng 4 ở Đan Mạch. Sau mùa đông dài lạnh lẽo, người xứ Bắc Âu rất phấn khích chờ đón mùa xuân.
Theo Thúy Nguyễn (Zing)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm