Miller là công dân người Mỹ thứ 2 bị Triều Tiên kết án khổ sai. Nhiều người cáo buộc Bình Nhưỡng đang sử dụng các biện pháp này để nhận được sự nhượng bộ từ phía Washington.
Miller 24 tuổi bị bắt vào tháng 4 vì cáo buộc xé visa nhập cảnh và yêu cầu được tị nạn.
Hãng tin KCNA của nhà nước Triều Tiên cho biết trong buổi công bố phán quyết của toà án: “Anh ta thực hiện hành vi thù địch với Triều Tiên trong khi nhập cảnh dưới vỏ bọc khách du lịch vào tháng 4 năm ngoái”.
Matthew Miller trong quá trình xét xử tại tòa án tối cao của Bắc Triều Tiên. Ảnh: AFP / Getty Images
KNCA công bố hình ảnh Miller mặc áo cổ lọ màu đen và quần đen ảm đạm ngồi trước vành móng ngựa, 2 bên là 2 vệ sĩ mặc đồng phục. Một bức khác là bàn để các bằng chứng như visa bị xé của Miller, hộ chiếu Mỹ, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Kêu gọi trợ giúp
Bản án được đưa ra sau khi Miller và 2 tù nhân khác của Mỹ là Kenneth Bae và Jffrey Fowle yêu cầu sự giúp đỡ từ phía Washington trong cuộc phỏng vấn trên CNN ở Bình Nhưỡng. Miller nói : “Tình hình của tôi rất cấp bách. Tôi nghĩ cuộc phỏng vấn là cơ hội cuối cùng của mình để hối thúc chính phủ Mỹ giúp đỡ”
Bae là ngưỡi Mỹ gốc Hàn mô tả Bình Nhưỡng như nhà truyền giáo Cơ đốc đã bị kết án lao động khổ sai 15 năm vào năm ngoái vì tội tìm cách phá hoại chính quyền. Fowle thì đến Bắc Triều Tiên vào tháng 4 thì bị bắt giữ vì “để lại” một quyển Kinh thánh tại khách sạn. Phiên xử của ông được thông báo nhưng vẫn chưa bắt đầu.
Washington đã nỗ lực kêu gọi Bình Nhưỡng thả tự do cho 3 công dân nước họ. Các nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng xét xử Miller nhằm lôi kéo sự chú ý của Mỹ và buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán với Triều Tiên.
Giáo sư Yang Moo Jin của Đại học Seoul ngành nghiên cứu Bắc Triều Tiên nói với AFP “ Triều Tiên biết Mỹ quá bận rộn với các cuộc khủng hoảng lớn hơn như Trung Đông. Vậy còn những gì mà Bắc Triều Tiên có? Đây gọi là”ngoại giao tù nhân” và dường như đây là đòn bẩy duy nhất còn lại để Triều Tiên nắm bắt sự chú ý từ Mỹ”.
Cấp cao Mỹ viếng thăm
Washington không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Trong qua khứ, Bắc Triều Tiên từng phóng thích người Mỹ bị bắt giữ sau chuyến thăm của cựu tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter.
Đặc phái viên về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên –Robert King đã 2 lần cố gắng nhập cảnh vào Triều Tiên để nỗ lực giúp phóng thích cho Bae trong trường hợp Bình Nhưỡng hoãn án vào phút chót.
Trong những tháng gần đây, Bắc Triều Tiên tìm cách nối lại đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của mình với Mỹ. Nhưng Washington cho rằng Bình Nhưỡng phải thể hiện cam kết rõ ràng cho phi hạt nhân hoá.
Scott Snyder-giám đốc chính sách Mỹ- Triều Tiên phát biểu: “Ngay cả khi đại sứ cấp cao đến Bắc Triều Tiên cũng không chắc rằng chính quyền Obama sẽ cho phép nhân dịp chuyến thăm mở rộng đối thoại về hạt nhân”.
Vụ xét xử Miller được tổ chức một ngày sau khi Bắc Triều Tiên công bố bác bỏ một báo cáo của uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc sáu tháng trước về Triều Tiên, cáo buộc chính phủ nước này với nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Hiệp hội nghiên cứu nhân quyền Bắc Triều Tiên nhấn mạnh người dân Triều Tiên được hưởng “quyền con người chân chính” và bị “hiểu lầm nghiêm trọng” bởi các báo cáo từ các quốc gia thù địch như Mỹ.
Trong báo cáo ban hành vào tháng 2, Uỷ ban Liên Hợp Quốc về điều tra nhân quyền Bắc Triều Tên hé lộ một loạt chi tiết các vụ vi phạm nhân quyền như giết người, nô dịch hoá, tra tấn.
Uỷ ban phỏng vấn những người sống sót trong hệ thống Gulag khét tiếng của Bắc Triều Tiên và nhiều người đào thoát khác. Uỷ ban kết luận rằng rất nhiều hành vi vi phạm cấu thành tội ác chống lại con người và đề nghị trình lên Toà án Hình sự quốc tế.
Bắc Triều Tiên bác bỏ báo cáo vào hôm thứ 7 (13-9) và cho rằng báo cáo của Liên Hợp Quốc dựa trên “lời khai của lũ người phản bội quê hương và chính bản thân mình”.