Người chuyển giới làm bộ trưởng: Luồng gió mới ở chính trường

Ở tuổi 35, Audrey Tang vừa được bầu làm lãnh đạo cơ quan kỹ thuật số của Đài Loan. Điều đáng nói, cô là người chuyển giới đầu tiên trên thế giới đảm nhiệm vị trí ở cấp tương đương bộ trưởng trong một chính phủ. Theo Taipei Times, vào ngày 1-10 tới đây, Audrey Tang sẽ chính thức nhậm chức phụ trách các chính sách kỹ thuật số của Đài Loan. Với cương vị này, cô là người chuyển giới đầu tiên và là chính trị gia trẻ nhất trong chính phủ Đài Loan. Tang sinh năm 1981, bắt đầu thực hiện quá trình chuyển giới từ nam sang nữ vào năm 24 tuổi.

Thần đồng chuyển giới

Audrey Tang được coi là một thần đồng với chỉ số IQ đến 180. Để dễ so sánh, số điểm IQ cao nhất sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận là 228. Số người có IQ từ 70 đến 130 chiếm đến 95% dân số thế giới. Tang nằm trong số 1% những người có chỉ số IQ cao hơn 136, theo The Guardian. Tang bắt đầu học lập trình từ năm 12 tuổi và từng tham gia nhiều dự án lập trình trên toàn thế giới. Ba năm sau Tang đã thành lập công ty cho riêng mình, tập trung vào công nghệ thâm nhập và chống thâm nhập mạng. Năm 19 tuổi Tang đã trở thành một nhà thầu lớn lập trình ở thung lũng Silicon, “thủ đô” công nghệ của thế giới.

Cha của Tang cho hay việc chính phủ Đài Loan bổ nhiệm con ông làm bộ trưởng cho thấy các nhà lãnh đạo đã nhận ra sự khác biệt chóng mặt giữa thế hệ trước đây với lớp trẻ. Quyết định này cũng là một sự thay đổi lớn trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão. Ngoài ra, đây cũng là bước ngoặt vô cùng ý nghĩa về bình đẳng giới cho cộng đồng LGBT (đồng tính nữ - đồng tính nam - lưỡng tính - chuyển giới).

Ông Tang Kuang-hua nói ông tự hào khi con ông không cần đi du học mà vẫn có thể thành công. Ông gọi Tang là con người “100% được tạo nên ở Đài Loan”. Audrey Tang cũng đã truyền cảm hứng cho con em các gia đình không mấy khá giả khác. Trang tin Quartz cho biết 12 tuổi Tang đã lập trang web tìm kiếm lời bài hát Hoa ngữ; năm 15 tuổi cô theo đuổi nhiều dự án khởi nghiệp công nghệ khác. Năm 33 tuổi, cô tuyên bố giã từ con đường kinh doanh và dành tâm sức cống hiến cho các dự án công nghệ phúc lợi công cộng. Audrey Tang hiện làm cố vấn cho Apple chi nhánh tại Đài Loan với mức lương khoảng 1 bitcoin (khoảng 12 triệu VND) mỗi giờ.

Cha cô kể khi Audrey Tang tám tuổi và còn là một cậu bé, một buổi dã ngoại trong rừng cùng gia đình, Tang đã tỏ ra vô cùng khó chịu khi nhìn thấy một cậu bé khác hành hạ côn trùng. Cậu con trai của ông đã khóc. Đây là khoảnh khắc khiến gia đình Tang nhận ra con trai mình có điều gì đó rất giống nữ giới, một tấm lòng nhân hậu và vô cùng nhạy cảm với nỗi đau trong cuộc sống. Audrey Tang cho biết cô luôn được xem là nam giới cho tới khi cô hoàn tất quá trình chuyển giới vào năm 25 tuổi. Sau đó cô cũng đổi tên từ Autrijus Tang sang Audrey Tang. Ông Tang Kuang-hua cho biết ông và vợ ban đầu rất bất ngờ khi nghe Audrey Tang thông báo quyết định tiến hành phẫu thuật chuyển giới của mình, nhưng sau đó họ đã ủng hộ cô vô điều kiện.

Trong bối cảnh vấn đề giới tính ở Đài Loan đang tạo ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa, dựa vào kinh nghiệm của mình, Tang sẽ giúp các bậc cha mẹ cởi mở hơn trong việc xác định giới tính của con và biết lắng nghe ý kiến của con hơn để hai bên thông hiểu nhau.

Bộ trưởng chuyển giới đầu tiên của Đài Loan Audrey Tang (ảnh trái).  Ảnh: The News. Lens  Raffi Freedman-Gurspan, người chuyển giới đầu tiên làm nhân viên Nhà Trắng. Ảnh: Mashable

Luồng gió mới trên chính trường

Theo Telegraph, đầu năm nay, Ủy ban Bình đẳng giới và phụ nữ do cựu Bộ trưởng Văn hóa Anh Maria Miller làm chủ tịch đã yêu cầu chính phủ nên hướng tới việc thực hiện chủ trương hồ sơ “phi giới tính”. Bà mong nó trở thành “nguyên tắc chung”. Theo đó, các đơn từ, biểu mẫu và tài liệu hành chính cần loại bỏ các từ chỉ giới tính “nam” và “nữ”, tránh “làm đau lòng” người chuyển giới và giảm sự phức tạp về đa dạng giới tính.

Ủy ban nói thêm trong trường hợp cần thiết phải điền thông tin giới tính cho mục đích giám sát, các thông tin này sẽ được bổ sung thông qua các hồ sơ riêng và chỉ đưa ra cho những người có liên quan. Các bộ trưởng Anh cho biết họ đang thực hiện rà soát nội bộ để xác nhận những tài liệu thuộc dạng “không cần thiết phải điền thông tin giới tính”. Nicky Morgan, Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng, đề xuất người dân nên được phép chuyển đổi giới tính mà không cần kiểm tra y tế. Bà nói chính phủ sẽ phát triển một kế hoạch hành động mới về “bình đẳng người chuyển giới”, trong đó có đánh giá “nhu cầu kiểm tra y tế”.

Cách đây một năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho cộng đồng LGBT khi bổ nhiệm người chuyển giới làm việc trong Nhà Trắng. Theo NBC News, ngày 18-8-2015 Raffi Freedman-Gurspan đã được bổ nhiệm làm giám đốc tuyển dụng và quan hệ đối ngoại thuộc phòng Nhân sự Tổng thống của Nhà Trắng. Freedman-Gurspan là cựu chuyên viên tư vấn chính sách thuộc Trung tâm Bình đẳng cho người chuyển giới quốc gia (NCTE). Raffi Freedman-Gurspan (29 tuổi) quyết định phẫu thuật chuyển đổi giới tính vào năm 2010, trở thành phụ nữ và vẫn giữ nguyên tên khai sinh của mình.

Các nhà lãnh đạo và những người đấu tranh vì quyền bình đẳng cho người chuyển giới đã lên tiếng ủng hộ quyết định của Tổng thống Obama. Freedman-Gurspan được xem như một hình mẫu trong việc nâng cao quyền lợi của cộng đồng LGBT. Valerie Jarrett, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, nhận định cô Freedman-Gurspan luôn nỗ lực đấu tranh cải thiện đời sống của người chuyển giới tại Mỹ. Trong khi đó bà Mara Keisling, Giám đốc điều hành của NCTE, rất ủng hộ quyết định này của Tổng thống Obama. “Việc người chuyển giới được bổ nhiệm đầu tiên vào Nhà Trắng là một người da màu có ý nghĩa rất to lớn”.

Theo NBC News, đây là một trong những bước đi thể hiện sự ủng hộ bền bỉ của ông Obama dành cho cộng đồng LGBT. Vào tháng 4-2016, ông chủ Nhà Trắng đã cấm các liệu pháp được sử dụng để “chữa” cho thanh niên đồng tính và chuyển giới. Ngoài ra, ông Obama còn đưa ra thông báo về việc xây dựng nhà vệ sinh không phân biệt giới tính trong tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower, nơi có rất nhiều nhân viên Nhà Trắng. Cũng trong tháng 4, ông cũng thông qua sắc lệnh cấm các nhà thầu liên bang không được phân biệt đối xử nhân viên về khuynh hướng tình dục hay giới tính của họ. 

Freemand-Gurspan và Audrey Tang là những tín hiệu đầu tiên báo trước một luồng gió mới trong đời sống chính trị thế giới. Khi phong trào bình đẳng giới cho cộng đồng LGBT ngày một lan rộng, người chuyển giới sẽ có một cơ hội bình đẳng và công bằng hơn để bước chân vào chính trường các nước.

Tự học vẫn thành bộ trưởng

Audrey Tang là một thành viên nổi bật của các nhóm sử dụng ngôn ngữ lập trình Haskell và Perl, đã góp phần vào việc thiết kế các hệ thống như Kwiki, Windows RT và Slash. Bố mẹ Tang cho biết khi mới học lớp 1, thần đồng này đã có thể đọc được sách văn học cổ điển với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và còn giải được các hệ phương trình. Điều đáng chú ý là Tang không theo học chính thống về lập trình, vi tính. Mọi kiến thức, kỹ năng về lập trình có được đều do tự học. Tang còn biết cách khai thác sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ để nâng cao kiến thức của mình.

Nhiều người cho rằng Tang có thể tự học thành công như vậy là do có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, theo người cha Tang Kuang-hua, sự phát triển nhanh chóng của Internet và các phần mềm tìm kiếm từ năm 2000 đã đóng vai trò lớn trong thành công của thần đồng lập trình Đài Loan. Internet đã tạo ra cầu nối gắn kết những khác biệt về chất lượng giáo dục giữa nông thôn và thành thị.

Bên cạnh đó, ông Tang Kuang-hua nói ông và vợ mình là bà Lee Ya-ching công nhận tầm quan trọng của một môi trường học tập hiệu quả, tư duy phản biện và khả năng thể hiện ý kiến cá nhân. Họ đã tự đào tạo Tang trong môi trường như vậy từ khi còn nhỏ bằng cách tạo ra các buổi thảo luận theo chủ đề trong gia đình. Chính điều này cộng hưởng việc Tang thường xuyên bình luận trên các diễn đàn trực tuyến đã giúp thần đồng của Đài Loan nâng cao khả năng hùng biện và thuyết phục.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…