Nhật Bản hướng tới đăng cai Thế vận hội Olympics tại Tokyo năm 2020 và phục vụ lượng lớn du khách nước ngoài. Vinh dự này cũng khiến Nhật Bản đối mặt với một tình huống văn hóa khó xử: Có nên dừng việc xác định ngôi đền Phật giáo bằng ký hiệu Manji thường bị nhầm lẫn với chữ Vạn của Đức Quốc xã trên bản đồ?
Ký hiệu Manji có nguồn gốc từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là hạnh phúc và thịnh vượng. Các nhà khảo cổ khai quật được nó ở châu Âu. Ký hiệu được sử dụng để trang trí trong Phật giáo và biểu thị các ngôi chùa trên bản đồ trong nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên, nhiều du khác phương Tây lại nhầm tưởng nó đến chủ nghĩa chống Do Thái và nạn diệt chủng Holocaust vì Đức quốc xã đã thông qua một ký hiệu khá giống để nâng cao ý thức về dòng dõi cổ xưa.
Tại đền Sensoji, một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Tokyo, một ký hiệu Manji lớn được đúc vàng xuất hiện trên một cặp đồ trang trí bằng đồng có hình hoa sen, những bông hoa nhỏ, yếu ớt hơn để trang trí ngói. Đây còn là ký hiệu chính thức của Hirosaki, một thành phố ở miền bắc Nhật Bản.
Trong một báo cáo công bố tháng trước, một ban chính phủ của Cơ quan thông tin địa không gian đề xuất ký hiệu chùa ba tầng để thay thế hình chữ Vạn. Nó nằm trong 18 ký hiệu gợi ý cho các địa danh như bệnh viện và cửa hàng tiện lợi trên các bản đồ tiếng nước ngoài. Nhật Bản đang nỗ lực tạo ra bản đồ dễ sử dụng cho du khách. Số lượng du khách nước này tăng hơn 40% vào năm ngoái, đạt mức kỷ lục 19.7 triệu khách.
Ký hiệu có nguồn gốc từ tiếng Phạn cổ, có nghĩa là hạnh phúc và thịnh vượng
Sau một thời gian trưng cầu ý kiến dân chúng, quyết định cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng Ba năm nay.
Nhóm Phật giáo chính của Nhật Bản tỏ thái độ bình thản vì thay đổi này không ảnh hưởng đến bản đồ trong nước và nhận thức của các phật tử.
"Mặc dù chúng tôi đón lượng khách nước ngoài nhiều hơn, chúng tôi vẫn giữ lại biểu tượng truyền thống ở mỗi ngôi đền," Ryoka Nishino, một phát ngôn viên của Liên đoàn Phật giáo Nhật Bản cho biết.
Có nhiều ý kiến khác nhau trên Twitter và các mạng xã hội khác. Những người ủng hộ nói sự thay đổi giúp khách du lịch tránh nhầm lẫn, trong khi bên phản đối nói rằng không cần phải thay đổi các dấu hiệu cổ xưa chỉ để phục vụ cho du khách. Thay vào đó, các biểu tượng sẽ được lưu giữ để dạy mọi người về lịch sử cổ đại ẩn chứa đằng sau nó.
Nakamura, quan chức của Cơ quan thông tin địa không gian, nói. "Một biểu tượng tốt nên cho du khách biết nó là cái gì vào ánh nhìn đầu tiên. Câu hỏi đặt ra là liệu người ta có dễ dàng nhận ra đó là một ngôi đền bằng cách nhìn vào biểu tượng hay không.
Các khuyến nghị này dựa trên kết quả khảo sát thu thập từ hơn 1.000 người nước ngoài, bao gồm các quan chức ở đại sứ quán, các sinh viên trao đổi và khách du lịch.