Hợp tác mở rộng của Nhật Bản với Trung Á bắt đầu với ngày 28 tháng 8, năm 2004 trong cuộc họp thượng đỉnh giữa Ngoại trưởng các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Nhật Bản.
Khuôn khổ hợp tác cho thấy Nhật Bản đã sớm quan tâm đến tiềm năng năng lượng của Trung Á ngay trước khi có những chuyển biến chống phương Tây của Putin và chương trình Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. Đồng thời nó cũng khẳng định mục đích của Nhật tại Trung Á không bị tác động bởi các đối thủ địa chính trị khác.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimukhamedow trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 9 năm 2013
Sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm 2011, Nhật Bản đã cho ngưng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân trong nước. Do vậy, Nhật càng mong muốn nhanh chóng hợp tác với Trung Á. Ngày 12/9/2013, ông Abe và Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimukhamedow đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác.
Tuyên bố này gồm nhiều hợp đồng của các tập đoàn Nhật với các công ty dầu khí và xây dựng Turkmenistan với tổng trị giá 10 tỷ USD. Nhật cũng thực hiện các chính sách hợp tác tương tự với Kazakhstan như sáng kiến hợp tác năng lượng hạt nhân cùng ngành dầu khí của nước này.
Cho đến năm 2014, hai nước đã hình thành 70 dự án hợp tác trải dài từ dầu, uranium đến năng lượng xanh (điển hình là sự ra đời của dòng xe hơi Toyota Fortuner).
Nhật còn khéo léo tránh bị chỉ trích là chủ nghĩa nghĩa thực dân mới khi khai thác nguồn lực Trung Á. Nước này đã chặn trước các phản kháng có thể xảy ra đối với chính sách tại Trung Á thông qua đầu tư đa dạng và tăng cường nền kinh tế địa phương trong dài hạn.
Vai trò của các “cảng nước ấm”
Trong chuyến thăm ngoại giao của Turkmenistan tới Nhật ngày 15-17 tháng 7, Nhật đã tuyên bố sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào xây dựng một cảng mới ở thành phố Turkmenbashi.
Trung Á sẽ là chặng dừng quan trọng trong kế hoạch Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc
Giới tinh hoa kinh tế Nhật rất ủng hộ dự án này, coi đó là sự kết hợp tài tình giữa công nghệ kỹ thuật Nhật Bản và nguồn lực khoáng sản của Turkmenistan. Với tiềm năng phát triển kinh tế dồi dào, Turkmenistan gần đây được tờ Diplomat ví von là “con hổ Trung Á tiếp theo”.
Nhật tuy không thể cạnh tranh tài chính với nguồn vốn 240 tỷ USD của Trung Quốc đầu từ vào cảng biển và kênh rạch trong kế hoạch Một vành đai, Một con đường; song Tokyo đã cố gắng để không bị loại khỏi thị trường mới nổi này.
Tờ Bloomberg đã coi thành công của Nhật Bản thắng thầu từ tay Trung Quốc để xây dựng cảng tại Bangladesh là một dấu hiệu cho cuộc đấu lớn Nhật – Trung tại Trung Á.