Nhiều thắc mắc của doanh nghiệp về những rủi ro pháp lý xảy ra khi dịch CCVID-19 bùng phát đã được luật sư, chuyên gia giải đáp tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM đã tổ chức ngày 1-5.
Luật sư Trần Thanh Tùng, Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers, nhìn nhận hậu quả pháp lý của dịch COVID-19 là đương nhiên, vì dịch tác động ảnh hưởng toàn cầu.
Những thực trạng kinh doanh thì nó đều quy định về pháp lý, doanh nghiệp có thể tạm dừng hợp đồng vì bất khả kháng gồm ba yếu tố tác động khách quan, bất khả kháng và không thể khắc phục. Trong ba yếu tố này, theo luật sư Tùng, chỉ tranh cãi vào yếu tố chứng minh không có khả năng khắc phục, doanh nghiệp phải chứng minh được để áp dụng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng.
Tuy nhiên, theo ông Trần Võ Quốc Sơn, luật sư trưởng Công ty TNHH Điện Tử Samsung Việt Nam, trong thực tế triển khai điều khoản xem dịch COVID-19 như là điều bất khả kháng thì gặp vô vàn khó khăn.
“Ví dụ: Hợp đồng vay và thuê mặt bằng, hệ thống luật trong nước và quốc tế đã có cả rồi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp gặp các vấn đề khó khăn tài chính, suy giảm thu nhập… rất khó để đối tác giảm nghĩa vụ, rất khó chấp nhận là lý do hợp lý. Anh phải chứng minh được hậu quả mặt bằng không giải quyết được. Do đó không thể thực hiện được hợp đồng này. Về lý thì được nhưng phải theo điều kiện của mình. Về tình thì có thuyết phục được không vì lý do bất khả kháng” - ông Sơn chia sẻ.
Dịch COVID-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu, sẽ làm nảy sinh những tranh cãi pháp lý.
Một doanh nghiệp ở Hải Phòng đặt trường hợp chỉ có một bên áp dụng điều khoản bất khả kháng theo hợp đồng đã giao kết nhưng bên kia không đồng ý thì xử lý ra sao? Các bên phải kéo nhau ra tòa để giải quyết tranh chấp? Hay có cách nào để giải quyết ổn thỏa nhằm duy trì quan hệ đối tác giữa hai bên về mặt lâu dài?
Trả lời thắc mắc này, luật sư Trần Thanh Tùng cho biết điều này liên quan đến việc thực thi bất khả kháng. Điều quan trọng là làm sao xử lý mà vẫn duy trì được bạn hàng. Nên bắt đầu giải quyết từ khía cạnh lợi ích của đôi bên hơn là bằng pháp lý. Chỉ sau khi xử lý đi theo hướng lựa chọn về lợi ích không được thì các bên mới chọn xử lý bằng pháp lý. Khi đó sẽ xem có thuộc trường hợp bất khả kháng không.
“Tôi nghĩ nên đặt lên hàng đầu mối quan hệ các bạn hàng. Nên theo tôi, không nên ưu tiên về pháp lý. Quan trọng là chia sẻ lợi ích, nên hãy cùng ngồi và làm việc với nhau” - luật sư Tùng góp ý.
Dịch COVID-19 bùng phát nguy hiểm khiến nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải đóng cửa, thiệt hại nặng nề.
Một trường hợp khác, doanh nghiệp có một số hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc về Việt Nam. Giờ đây, đối tác Trung Quốc vin vào cớ bất khả kháng do đại dịch để tăng giá, vì cho rằng việc vận chuyển bị tăng chi phí lưu kho, doanh nghiệp lâm vào thế kẹt mà không biết làm sao.
Giải đáp trường hợp này, theo các luật sư, đây không phải là trường hợp bất khả kháng. Để giải quyết cho việc này cần thêm yếu tố đã có đặt cọc cho đối tác không, việc tìm ra loại nguyên vật liệu thay thế có khó không? Có cho giao hàng từng tuần không? Phải dựa vào những điều này mới đưa ra giải pháp sao cho có thể cùng chia sẻ lợi ích với nhau. Nếu chưa thanh toán, khi đó có thể bắt đầu nói về vấn đề pháp lý.
Luật sư Trần Võ Quốc Sơn cũng cho rằng đã ký hợp đồng, phải gắn với lợi nhuận và trách nhiệm thực thi. Xem xét loại mặt hàng này là gì, khó áp dụng bất khả kháng nếu là hàng thiết yếu.
Sau dịch COVID-19, các luật sư cho rằng doanh nghiệp nên sửa đổi các điều khoản về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng của mình với đối tác.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, công ty tôi đang làm không nhập được nguyên liệu sản xuất.