Đó còn là hàng ngàn người dân dù chưa một lần được gặp Cố Tổng bí thư Đỗ Mười nhưng họ vẫn muốn đến Hội trường Thống Nhất tham gia lễ viếng, tự tay viết vào sổ tang lời tiễn biệt với người con ưu tú của dân tộc.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân ghi sổ tang ...
Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM viết trong sổ tang.
Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là tổn thất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta.
Anh Phạm Hồng Sơn - Bí thư Thành đoàn viết trong sổ tang những lời thành kính...
"Thế hệ chúng cháu nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương của Bác".
Nét chữ của cụ bà đã 80 tuổi tự bắt xe buýt tới, mong tận tay tham gia lễ viếng, viết vào sổ tang, tiễn đưa cố Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Ba trang viết kín chữ kể về những kỉ niệm ngày gặp Bác Đỗ Mười
"Năm 1965, cháu đi bộ đội sang chào Bác, Bác bắt tay cháu thật chặt, động viên cháu vào chiến trường chống Mỹ..."
Trải lòng của một người lính trẻ-những thế hệ được sống trong hòa bình tự do.
Lời chia buồn chân thành mộc mạc của những người vượt đường sá xa xôi về Hội trường Thống Nhất viếng cố Tổng bí thư Đỗ Mười.
Ông Vũ Văn Trực, thay mặt Đảng ủy, Ban chỉ huy Lữ đoàn 75/Quân khu 7 viết trong sổ tang.
Thiếu tướng Nguyễn Đắc Thế, Phó Chánh văn phòng Bộ Công An viết trong sổ tang.
Kí ức của những ngày khó khăn, gian khổ năm 1954-1955 vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim người đưa tiễn...
Thượng tá Trần Chí Tâm thay mặt cán bộ chiến sĩ sư đoàn BB5, Quân khu 7 viết trong sổ tang.