Theo tờNew York Daily News, năm 2005, bà y tá Janet Bianco, 55 tuổi khởi kiện những người lãnh đạo Bệnh viện vì đã đứng về phía bác sĩ Matthew Miller, thậm chí cho phép ông ta QRTD bà trong suốt 8 năm liền, mà đỉnh cao là ông ta đã xâm hại tình dục đối với bà năm 2001.
Xét tính nghiêm trọng của vụ việc và để răn đe đối với loại hình dịch vụ lẽ ra phải đầy tính nhân văn này, Tòa đã buộc Bệnh viện Flushing và bác sĩ Miller, mỗi bên một nửa liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Bianco đến 15 triệu đôla về vụ QRTD “dã man” này.
Theo tờIndependent, năm 2006 cô nhân viên chạy bàn Ilaria Signoriello, 26 tuổi làm việc trong Quán Harry’s Bar của ông chủ người Ý Alberico Penati, một trong các tửu quán nổi tiếng tại MayFair, nằm ở khu Trung tâm London, nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ như Madonna, Gwyneth Paltrow, Elton John và cả Thái tử Charles.
Cô đã khởi kiện ông chủ vì trong 4 tháng liền, cô nhiều lần bị ông chủ gạ gẫm bằng “những lời lẽ thô bỉ”, tấn công cô bằng những cuộc điện thoại và lạm dụng cô. Có lần ông ta ép cô vào chân tường định cưỡng hiếp và buông những lời thô tục với cô. Ông ta luôn đe dọa sẽ thực hiện bằng được mục đích của mình khiến cô luôn lo sợ sẽ bị mất việc và lo cho sự an toàn của bản thân.
Tòa Lao động London đã xử vụ này: công khai cảnh cáo hành vi của ông chủ quán dâm ô Penati trước dư luận, buộc ông đi học một khóa học 3 tháng về luật chống QRTD, cam kết không bao giờ tái diễn các hành vi tương tự và bồi thường những thiệt hại cho cô Signoriello 124.000 bảng Anh. Sau đó cô phục vụ bàn này bỏ việc về Ý với một số tiền lớn cùng một vết thương tâm lý khôn nguôi.
Và lắm lúc hành vi QRTD chỉ dừng lại ở những động tác, lời lẽ thô thiển nhưng cũng đủ “thổi bay” hàng triệu USD khỏi túi “khổ chủ”. Tháng 9-1994, luật sư Martin Greenstein của công ty luật Baker & McKenzie đã phải “móc hầu bao” bồi thường cho cô thư ký Rena Weeks
3,5 triệu USD chỉ vì “đôi tay lung tung” của mình. Đây là số tiền đã giảm phân nửa bởi trước đó hội đồng
xét xử tại một tòa án ở San Francisco còn quyết định "thưởng" cho cô đến 7,1 triệu USD. Cô đã kiện luật sự Martin Greenstein vì những thói quen “lung tung” của ông như: chộp tay vào ngực cô, đổ kẹo M&M vào túi áo ngực cô rồi còn ôm eo cô.
Trong vụ kiện vào năm 2011, bà Carla C. Ingraham - lúc đó 51 tuổi, một trợ lý kinh doanh tại Công ty dịch vụ tài chính UBS tại Kansas, Mỹ (trực thuộc UBS AG có trụ sở ở Thụy Sĩ) đã đệ đơn tố vị giám sát của công ty đã liên tục “
bình luận” về vòng 1 của bà, khoe khoang về kích thước "cậu nhỏ” của mình, còn “thăm dò” cảm hứng tình dục của bà.
Sau vụ kiện bà được bồi thường món tiền khủng 10,6 triệu USD. Sở dĩ UBS phải đền to như vậy là do phớt lờ, không xử lý người giám sát kể trên, thậm chí còn đuổi việc Ingraham sau khi bà tố sếp của mình lên lãnh đạo công ty.
Tương tự, năm 1999, Linda Gilbert nhân viên tại một nhà máy ở Detroit (Mỹ) của hãng xe DaimlerChrysler tố trước tòa rằng các đồng nghiệp tại DaimlerChrysler đã đặt cho cô ta đủ cái tên thô lỗ, cố tình để những hình vẽ, hình chụp thô tục, gợi tình gần tủ của cô tại nơi làm việc. Gilbert bảo cô đã phải chịu đựng
quấy rối tình dục suốt nhiều năm trời.
Cô thắng kiện và được tòa “thưởng” đến 21 triệu USD, một trong những khoản bồi thường quấy rối tình dục khủng nhất dành cho một cá nhân đơn lẻ tính tới thời điểm đó. Nhưng sau đó DaimlerChrysler kháng án vào năm 2004 và lần này tòa án tối cao Michigan đã “lấy lại” số tiền đó khỏi túi Gilbert, bảo rằng phán quyết trước đó là sản phẩm của sự thiên vị và để cảm xúc chi phối.
Năm 2002, 6 phụ nữ làm việc tại
siêu thị Ralph ở California đã kiện một giám đốc siêu thị ra tòa bởi ông ta thường xuyên buông lời mơn trớn khiếm nhã với họ, ném đồ đạc vào họ, có khi ném túi thư từ nặng trịch, ném lô 12 lon soda, ném cái điện thoại...
Họ được xử thắng kiện, tòa án buộc Ralph phải bồi thường tổng cộng 30 triệu USD cho 6 phụ nữ kể trên. Tuy nhiên, đến 2006, một tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết rằng số tiền đó là quá mức và quyết định giảm nó xuống.