Ông chủ Mercedes xin EU nên giảm thuế đối với xe điện Trung Quốc

(PLO)- Ông chủ của Mercedes-Benz, Ola Kallenius cho rằng châu Âu nên giảm thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc chứ không phải tăng thuế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đồng thời, ông cũng bày tỏ niềm tin rằng sự cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các thương hiệu sản xuất ô tô châu Âu phải chế tạo những chiếc ô tô điện tốt hơn.

Ông chủ Mercedes cho rằng EU nên giảm thuế đối với xe điện Trung Quốc.jpg
Ông chủ của Mercedes-Benz, Ola Kallenius cho rằng châu Âu nên giảm thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc chứ không phải tăng thuế. Ảnh: Carscoops.

Thậm chí, Ông chủ của Mercedes-Benz không tin vào chủ nghĩa bảo hộ và nói rằng công ty của ông không yêu cầu điều tra về các dòng sản phẩm xe điện của Trung Quốc.

Ông Kallenius, Giám đốc điều hành đã đưa ra nhận xét của mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Financial Times khi Ủy ban Châu Âu xem xét tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất vì cho rằng chúng được chính phủ trợ cấp cho xe điện Trung Quốc một cách không công bằng.

Và ông đã nói rằng: “Đừng tăng thuế xe điện Trung Quốc”. Kallenius chia sẻ thêm: “Tôi là một người phản đối, tôi nghĩ hãy đi theo hướng ngược lại: chấp nhận các mức thuế mà chúng tôi đóng và giảm chúng chứ không tăng thêm”. Ông chủ của Mercedes-Benz nói thêm rằng việc các thương hiệu Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu là “tiến trình cạnh tranh tự nhiên và nó cần được đáp ứng bằng sản phẩm tốt hơn, công nghệ tốt hơn, linh hoạt hơn. Đó mới là nền kinh tế thị trường. Hãy để sự cạnh tranh diễn ra một cách tự nhiên”.

Được biết, hiện tại xe điện Trung Quốc phải chịu mức thuế 10% khi nhập khẩu vào châu Âu trong khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu phải trả mức thuế 15% khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Các công ty như Stellantis và Renault đã thẳng thắn lên tiếng về mối đe dọa từ xe điện Trung Quốc nhưng Kallenius khẳng định Mercedes “không yêu cầu thăm dò điều này”.

Ông nói: “Chúng tôi với tư cách là các công ty không yêu cầu được bảo vệ và tôi tin rằng các công ty tốt nhất của Trung Quốc cũng không yêu cầu được bảo vệ”. “Họ muốn cạnh tranh trên thế giới như mọi người khác. Nó đã và đang mở ra các thị trường dẫn đến tăng trưởng của cải, đặc biệt là ở kỳ quan kinh tế Trung Quốc, đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nếu chúng ta tin rằng chủ nghĩa bảo hộ là thứ mang lại cho chúng ta thành công lâu dài thì tôi tin rằng lịch sử đã cho chúng ta thấy điều đó không phải như vậy”.

Các giám đốc điều hành của các nhà sản xuất ô tô Đức như Mercedes có thể lo ngại sự trả đũa từ Trung Quốc nếu Ủy ban Châu Âu thực thi mức thuế mới. Điều này có thể gây tổn hại cho Mercedes vì ​​hơn 1/3 tổng doanh số bán xe của hãng này đến từ Trung Quốc. Geely và SAIC cũng sở hữu 1/5 cổ phần nên có mối quan hệ chặt chẽ với đất nước này.

“Chúng ta đang sống trong một thế giới thực dụng và nhận ra rằng có một số kỳ vọng đối với quy luật chung của nền kinh tế thị trường, nhưng nếu chúng ta tìm kiếm vận may trong việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thì chúng ta đang đi sai đường”, ông chủ của Mercedes-Benz nhấn mạnh.

Theo Carscoops

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm