Ông Trần Trọng Tuấn tự bào chữa hơn 1 tiếng đồng hồ
HOÀNG YẾN
Chiều 13-12, TAND TP.HCM cho bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên giám đốc Sở Xây dựng) bào chữa trước cáo buộc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Trước đó, khi luận tội, đại diện VKS cho rằng ông Tuấn đã ký tờ trình tham mưu cho phép SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 cũ trái pháp luật đồng thời VKS đề nghị mức án từ 7-8 năm tù đối với ông, như mức án đề nghị với ông Trần Vĩnh Tuyến (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM, bị tạm đình chỉ công tác).
HĐXX vụ án. Ảnh: N.NHI
Ông Tuấn dù có hai luật sư bào chữa nhưng ông cũng tự bào chữa trong hơn 1 tiếng. Ông cho rằng mình bị oan.
Bị cáo Tuấn nói rằng việc bị cáo ký tờ trình tham mưu cho phép chuyển nhượng dự án là thực hiện theo kết luận hợp pháp của hội đồng thẩm định và thay mặt hội đồng theo luật định, không phải tham mưu theo thẩm quyền cá nhân. Quá trình thụ lý, thẩm định và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và công khai, minh bạch.
“Gần 30 năm làm cán bộ, công chức, bị cáo không bao giờ dám nghĩ đến việc làm sai hay vi phạm pháp luật dù bất cứ lý do gì; cũng không có ai, kể cả cấp trên gợi ý hay chỉ đạo tôi làm việc gì vi phạm pháp luật” - ông Tuấn giãi bày
Ông Tuấn cũng cho là Quyết định 6077 không phải là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong dự án bất động sản này.
Các luật sư tại tòa. Ảnh: N.NHI
Việc chuyển nhượng dự án bất động sản và việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) đã đầu tư vào dự án bất động sản do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư là các thủ tục pháp lý và điều kiện pháp lý khác nhau.
SAGRI phải nộp hồ sơ đề nghị UBND TP cho phép chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, sau đó mới tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư trong dự án bất động sản này theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
Hội đồng thẩm định không có nhiệm vụ thẩm định và tham mưu về giá chuyển nhượng dự án và giá trị vốn doanh nghiệp đã đầu tư trong dự án bất động sản. Đồng thời, việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư trong dự án bất động sản này không phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai.
Việc bị cáo ký tờ trình là thực hiện theo kết luận hợp pháp của hội đồng thẩm định, phù hợp pháp luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
“Việc chuyển nhượng dự án bất động sản và việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư vào dự án bất động sản do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư, xét dưới góc độ nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật, là nội dung mang tính chìa khóa để mở ra các vấn đề pháp lý có liên quan trong vụ án này” - ông Tuấn trình bày.
Đồng thời, ông Tuấn cho rằng không thực hiện các hành vi vi phạm mà cáo trạng xác định là sai phạm chính của vụ án.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn. Ảnh: N.NHI
Theo ông Tuấn, người giám định tư pháp Bộ Xây dựng đã kết luận: “Việc chuyển nhượng không tiến hành đấu giá để xác định giá thị trường là không tuân thủ theo quy định…” là thể hiện nhận thức pháp luật không đúng đắn, dẫn đến kết luận trái với quy định của pháp luật và mâu thuẫn với Kết luận giám định ngày 27-3-2020 của Người giám định tư pháp Bộ Tài chính.
Trong quá trình điều tra, ông Tuấn khai nhận là có phần cả nể ông Lê Tấn Hùng - lúc đó là tổng giám đốc SAGRI. Tuy nhiên, nói là cả nể nhưng sự cả nể đó cũng chỉ là biểu hiện tình cảm cá nhân, chứ không lý giải cho bất cứ hành vi vi phạm nào.
Đồng ý với những phân tích của thân chủ, hai luật sư đề nghị VKS rút cáo buộc với ông Tuấn hoặc HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
(PLO)- VKS cáo buộc các bị cáo trong vụ SAGRI đã gây thiệt hại 672 tỉ đồng; luật sư thì cho rằng Sagri không bị thiệt hại do hợp đồng chuyển nhượng đã bị hủy bỏ.
(PLO)- Bản tin tối 30-11: Công an phát lệnh truy nã đặc biệt 6 bị can trong vụ tấn công ở Đắk Lắk; Cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức không kêu oan nữa mà nhận tội, xin khắc phục hậu quả...
(PLO)- Sau phiên tòa sơ thẩm vụ án Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, ông Nguyễn Anh Dũng, anh trai cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có đơn kháng cáo.
(PLO)- Việc công bố điểm thi luật sư là cần thiết và phù hợp quy định pháp luật; người tham gia cuộc thi phải chấp nhận nội quy và quy chế của kỳ thi, bao gồm việc công khai kết quả.
(PLO)- Đây là thông tin được nêu tại Hội thảo quốc tế EPCCPL 2023 - hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phát triển xanh và chống biến đổi khí hậu.
(PLO)- HĐXX ghi nhận chuyển biến trong nhận thức, thái độ thành khẩn, ăn năn của bị cáo Quân; gia đình bị cáo đã tự nguyện bán tài sản cuối cùng để khắc phục một phần thiệt hại.
(PLO)- Ngày 30-11, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc BV Thủ Đức) và tám đồng phạm trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại BV Thủ Đức và các đơn vị liên quan.
(PLO)- Nói lời sau cùng, cựu giám đốc BV Thủ Đức gửi lời xin lỗi đến người dân, cán bộ, nhân viên BV, mong sớm trở về tiếp tục cống hiến cho ngành y và công việc giảng dạy.
(PLO)- Thay vì nói bị cấp dưới vu khống như lời kêu oan tại tòa hôm qua, sau khi được gặp mẹ, cựu giám đốc BV TP Thủ Đức đã nhận tội, và muốn khắc phục hậu quả.