Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân trên biển

Bước tiếp theo trong chiến lược của Pakistan là nỗ lực phát triển đầu đạn hạt nhân thích hợp cho việc triển khai từ Ấn Độ Dương, hoặc từ tàu chiến hoặc từ một trong năm chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel của hải quân của nước này - Washington Post trích dẫn lời các nhà phân tích Pakistan và phương Tây. 

Năm 2012 Pakistan thành lập Lực lượng Chiến lược Hải quân. Bộ phận này tương tự như lực lượng không quân và quân đội giám sát vũ khí hạt nhân đã có trước đó. 

 Pakistan đang tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân (The Time of Indian)

Ông Shireen M Mazari, chuyên gia hạt nhân và cựu giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Islamabad phát biểu: "Chúng tôi phải có đường đi riêng của mình. Trong vài năm nữa, chúng tôi cần có khả năng tấn công thứ hai".
Các nhà phân tích cho biết Pakistan không tăng cường phạm vi các tên lửa của mình. Nước này đang phát triển tên lửa tầm ngắn hơn, có thể bay thấp xuống mặt đất và né tránh phòng thủ tên lửa đạn đạo, các nhà phân tích cho biết. 
Pakistan đã nhiều lần thử nghiệm tên lửa hạt nhân Babur. Loại tên lửa được chế tạo trong nước có thể tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền trong phạm vi 640 km - các quan chức quân sự cho biết. 
Trong năm 2011 và cuối năm ngoái, Pakistan cũng cho thử nghiệm tên lửa hạt nhân chiến thuật mới với các mục tiêu chỉ 60km. Mansoor Ahmed, chuyên gia hạt nhân tại Đại học Quaid-i-Azam ở Islamabad nói: "Đây là một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ". 
Động thái này của Pakistan đưa ra giữa lúc căng thẳng tăng cao với Cơ quan tình báo và Quốc hội Hoa Kỳ về sự an toàn của vũ khí và nguyên liệu hạt nhân của đất nước. Theo một báo cáo tháng 9/2013, các quan chức tình báo Mỹ đang tăng cường giám sát Pakistan một phần vì lo ngại rằng nguyên liệu hạt nhân có thể rơi vào tay bọn khủng bố.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm