Các nhà khoa học vừa tìm ra hóa thạch của một loài voi khổng lồ ngoài đảo khơi bờ biển Siberi. Đây là cá thể voi thuộc loài mới lần đầu xuất hiện, dù thuộc giống voi khổng lồ nhưng qua dấu vết hóa thạch cho thấy cá thể voi khá lùn với màu lông ánh vàng khác biệt, theo The Siberia Times.
Vị trí tìm thấy con vật nằm ở khu vực khó tiếp cận và bị chôn vùi trong khu vực có thủy triều. Ảnh Siberian Times.
Xác con vật được phát hiện tại một ngôi mộ nằm trong lớp băng vĩnh cửu đã tồn tại khoảng 22.000 – 50.000 năm trên đảo Kotelny và rất có thể đã gần 50,000 năm tuổi.
Loài voi được mô tả “thấp lùn” do chỉ cao 2 mét thay vì 5 mét như các con voi khổng lồ trưởng thành khác. Thêm vào đó, sắc tố lông nổi bật cùng kích thước nhỏ bé của con vật đã khiến nhiều số người tin rằng nó có thể là loài "voi ma mút" chưa từng được tìm thấy trong thời kỳ băng hà cuối cùng.
Tiến sĩ Protopopov, người đứng đầu nhóm nghiên cứu động vật có vú ở Viện Hàn lâm Khoa học khu vực Siberia Yakutia, cho biết loài voi ma mút này khá khác biệt và dị thường.
"Chúng tôi vẫn chưa khám phá ra điều gì bất thường, hay điều gì khác xuất hiện tại khu vực này có thể khiến cho con voi khổng lồ đã trưởng thành trông giống như một người lùn" - Albert Protopopov phát biểu trên tờ Siberian Times.
Những phát hiện về những con voi ma mút nhỏ hoặc lùn không phải là hiếm trước đây, và thường được tìm thấy ngoài khơi bờ biển California và Bắc Cực. Tuy nhiên tiến sĩ Protopopov vẫn tin rằng những phát hiện trên đây là của một loài mới và đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu về loài voi khổng lồ thông qua thân xác của chúng.
Xác chú voi khổng lồ được tìm thấy trên đảo Kotelny, nằm trong quần đảo đảo New Siberi, ở cực bắc của Yakutia. Ảnh SiberianTimes.
Tuy nhiên, hiện xác của loài vật nằm ở khu vực không thể tiếp cận, và gần như hoàn toàn bị chôn vùi trong lòng đất ở khu vực thủy triều thường xuyên lên xuống. Do đó các nhà khoa học có thể phải chờ đến mùa hè tiếp theo để có thể khai quật nhiều hơn từ vị trí ngôi mộ của chú voi này.