Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban chỉ đạo về cải cách tiền lương

Theo đó, Ban chỉ đạo gồm 29 thành viên, Trưởng ban là Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Phó Trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Nội vụ và hai Phó trưởng ban khác là Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Tài chính.

Các ủy viên gồm: Bộ trưởng Quốc phòng; Bộ trưởng Công an; Bộ trưởng Tư pháp; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Y tế; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các uỷ viên còn có các Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thứ trưởng Tài chính; Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương: Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Viện trưởng VKSND Tối cao; Phó Chánh án TAND Tối cao; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Phó Trưởng ban Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 -5- 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16-8-2012 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8-10-2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Ban chỉ đạo phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và tru đãi người có công theo phân công của Thủ tướng.

Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ giúp Thủ tướng theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn để mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội vả ưu đãi người có công…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm