Mỹ rút khỏi INF là thất bại hay thành công với Nga?

Ba ngày trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo cho Nga 60 ngày để chấm dứt vi phạm, nếu không Mỹ sẽ kích hoạt tiến trình rút khỏi INF.

Hiện ở Nga có hai luồng nhận định về sự việc này, một lo ngại, một xem đây là thắng lợi của Nga. Bên luồng ý kiến lo ngại, nhà báo Igor Korotchenko tại tạp chíNational Defensecho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân đến Romania và Ba Lan “càng sớm càng tốt” một khi rời khỏi INF. Nếu chuyện này xảy ra, nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi Mỹ và Liên bang Xô viết đứng trước bờ vực chiến tranh hạt nhân, ở châu Âu sẽ rất lớn.

Luồng ý kiến khác cho rằng chuyện Mỹ rút khỏi INF đang bị cường điệu hóa. Nhà phân tích chính sách đối ngoại Vladimir Frolov hoan nghênh chuyện Mỹ chủ động xé bỏ INF. Theo ông Frolov, chuyện Mỹ rút khỏi INF không phải là thất bại mà là “một trong những thành tựu lớn về ngoại giao” của Tổng thống Nga Vladimir Putin, điều mà ông Putin đã phấn đấu gần suốt thời gian lãnh đạo nước Nga. Vì với ngành công nghiệp quân sự và với các cơ quan an ninh Nga, INF được coi là một thất bại của Liên bang Xô viết trong thời Chiến tranh lạnh. Ông Frolov cũng cho rằng hành động của Mỹ đã rơi vào cái bẫy của Nga khi Nga đã có sẵn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung để tùy nghi sử dụng, trong khi Mỹ vẫn phải vừa phát triển loại vũ khí này, vừa vướng nhiều rào cản để có thể triển khai chúng đến châu Âu.

Chưa hết, với Nga, chuyện Mỹ rút khỏi INF sẽ càng khiến khẳng định Mỹ là một đối tác không đáng tin, luôn tự tiện hành động đơn phương, không quan tâm đến quyền lợi các nước khác. Năm 2002, chính phủ George W. Bush rút Mỹ khỏi Hiệp ước Tên lửa đạn đạo, cho phép Mỹ tự do phát triển lá chắn tên lửa bất kể phản đối của Nga. Nếu chuyện Mỹ rút khỏi INF thành sự thực thì tương lai của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New Start) được ký dưới thời chính phủ Barack Obama bị đặt dấu hỏi.

Chưa biết kết cuộc sẽ thế nào nhưng theo một số nhà quan sát Nga thì việc ông Trump dọa rút khỏi INF có thể là một bước đi chiến thuật trước khi vào cuộc thương lượng với Nga. Theo Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Ruslan Pukhov, INF hoàn toàn có thể cứu vãn nếu hai bên có thiện chí và Nga hiểu được ý Mỹ. Ông Pukhov thừa nhận INF chắc chắn cần phải điều chỉnh, vì thế giới thay đổi nhiều kể từ khi INF được ký ba thập niên trước.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.