NATO săn tìm ‘sát thủ tàu sân bay’ Nga ở Địa Trung Hải

Theo The Aviationist ngày 9-12, các máy bay tuần tra của hải quân Mỹ P-8 Poseidon, cất cánh từ căn cứ ở Sigonella, Sicily đang săn tìm tàu ngầm Nga đang hoạt động gần các tàu sân bay của Pháp và Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải, cách ngoài khơi vùng biển Syria không xa.

Mục tiêu của chiến dịch săn lùng này là một hoặc hai tàu ngầm Đề án 949 A Antey mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) định danh là Oscar II. Theo chuyên gia quân sự Sebastien Roblin, tàu ngầm lớp Oscar-II được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có nhiệm vụ chính là tấn công tiêu diệt các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ và NATO.

Tàu ngầm lớp Oscar-II của Nga

Tàu ngầm lớp Oscar-II của Nga. Ảnh: Aviationist

Những chiếc tàu ngầm Nga được cho là đang ở gần đội tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp và USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ tại Địa Trung Hải. Hai tàu sân bay này được triển khai để phối hợp thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các chiến binh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.

Dù được bảo vệ bởi hàng loạt tàu chiến khác nhau, các tàu sân bay cỡ lớn vẫn bị đe dọa bởi lực lượng tàu ngầm. Chúng rất dễ bị thiệt hại hoặc bị giới hạn khả năng chiến đấu trước tàu ngầm hiện đại của đối phương. Những chiếc tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel từng chứng tỏ khả năng vượt qua lớp phòng thủ dày đặc của đội tàu sân bay NATO trong các cuộc tập trận giả định.

Tàu ngầm lớp Oscar II của Nga nặng 18.000 tấn, có khả năng chở một thủy thủ đoàn gồm 100 người, là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được xây dựng trong lịch sử hải quân Nga. Hải quân Nga cho đóng tám tàu ngầm lớp Oscar II trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1996 và hiện tất cả vẫn còn trong biên chế, theo Daily Mai.

Oscar II được trang bị tên lửa hành trình chống hạm SS-N-19 Shipwreck với tầm bắn tới 625 km. Tên lửa này cho phép tàu ngầm lớp Oscar-II tấn công nhóm tàu sân bay từ khoảng cách xa, không phải mạo hiểm tiếp cận ở khoảng cách gần để phóng ngư lôi.

Moscow có kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ lực lượng tàu ngầm này theo thiết kế Đề án 949AM, trong đó đáng chú ý nhất là việc thay thế 24 tên lửa SS-N-19 Shipwreck bằng 72 tên lửa chống hạm mới hơn 3M55 Oniks (SS-N-26 ‘Strobile’) hoặc 3M54 Klub (SS-N-27 ‘Sizzler’).

Hiện NATO chưa có bất cứ bình luận nào đối với thông tin về chiến dịch săn tìm này.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

(PLO)- Có thông tin rằng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập trở lại chương trình F-35, các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ankara bàn giao các hệ thống S-400 mua từ Nga cho Mỹ hoặc di chuyển những hệ thống này tới khu vực do Mỹ kiểm soát ở căn cứ Incirlik.

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

(PLO)- Cùng là tiêm kích Nga nhưng lại có số phận hoàn toàn khác nhau, trong bài viết "Cùng là tiêm kích Nga, tại sao MiG-29 được 'sủng' còn MiG-35 chật vật tìm người mua?" chúng ta biết MiG-29 đã được bàn giao tới hơn 40 nước trong khi MiG-35 gần như vắng mặt trong các hoạt động nghiệp vụ tại Nga và cũng chưa tìm thấy khách hàng nước ngoài, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao.