Nga chế giễu tên lửa Mỹ trong vụ tấn công ở Saudi Arabia

Những chiếc máy bay không người lái và tên lửa hành trình dùng trong cuộc tấn công hai cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia hôm 14-9 đã lọt qua được mạng lưới phòng thủ mạnh mẽ của Saudi Arabia. Được biết, phần lớn khí tài trong hệ thống phòng thủ này được mua từ Mỹ.

Trong khi Saudi Arabia và Mỹ phân tích phiến quân Yemen ở Houthi làm thế nào có thể xuyên thủng lưới phòng không này thì Nga đã tận dụng cơ hội để chế giễu Mỹ, nói rằng vũ khí Mỹ thất bại, theo Newsweek.

Các hệ thống Patriot ở Saudi Arabia. Ảnh: AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với phóng viên ngày 20-6 rằng chính sách của Mỹ ở Trung Quốc giống một “sự sụp đổ” hơn là một chiến lược.

Saudi Arabia cùng nhiều quốc gia đồng minh khác trong khu vực sử dụng hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo để bảo vệ bầu trời nước mình khỏi máy bay và tên lửa của nước ngoài.

Saudi Arabia đã hứng các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ lực lượng Houthi ở Yemen từ khi vương quốc này can thiệp cuộc nội chiến ở Yemen năm 2015. Mặc dù một số tên lửa đã bị phá hủy trong lúc lao đến, nhưng một số vẫn đánh trúng mục tiêu, gây thiệt hại và thương vong.

Phiến quân Houthi cũng đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công hệ thống radar của Patriot, vô hiệu hóa các bộ phận của mạng lưới và tạo điều kiện để các cuộc tấn công tiếp theo không gặp thách thức.

Bà Zakharova nói với báo giới rằng các quan chức Nga “vẫn còn nhớ những tên lửa tuyệt vời của Mỹ thất bại trong việc đánh trúng một mục tiêu cách đây hơn một năm”, ý đề cập Patriot.

“Giờ đây hệ thống phòng không xuất sắc của Mỹ lại không thể đẩy lùi một cuộc tấn công”, vị quan chức Nga nói thêm.

“Tất cả là những liên kết trong một chuỗi. Sự tự phơi bày này đang diễn ra trong một khu cụ thể trong bối cảnh Mỹ đang làm gì và có thể cung cấp gì cho thế giới hiện đại”, bà Zakharova tuyên bố.

Nhà máy dọc dầu của Tập đoàn dầu khí Aramco (Saudi Arabia) ở TPKhurais được chụp ngày 20-9 sau vụ tấn công hôm 14-9. Ảnh: GETTY

Sau cuộc tấn công ở Saudi Arabia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “xát muối” vào vết thương của Mỹ khi đề nghị bán những hệ thống phòng không do Nga sản xuất cho Saudi Arabia.

“Chúng tôi sẵn sàng giúp Saudi Arabia bảo vệ người dân nước họ”, ông Putin tuyên bố.

 “Họ cần đưa ra quyết định thông minh, như Iran đã làm khi mua S-300 của chúng tôi, như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã làm khi quyết định mua hệ thống phòng không S-400 hiện đại nhất. Những loại hệ thống này có khả năng bảo vệ bất cứ loại cơ sở hạ tầng nào ở Saudi Arabia bất kể loại tấn công nào”, ông Putin nhấn mạnh.

Hệ thống Patriots được bố trí ở những khu vực nhạy cảm để cung cấp cái gọi là “phòng thủ điểm”, trái ngược với việc bao phủ các vùng lãnh thổ rộng lớn. Hiện chưa rõ liệu có bất kỳ khẩu đội Patriot nào được bố trí để bảo vệ các cơ sở dầu bị tấn công hôm 14-9 hay không.

Theo hãng tin TASS dẫn một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nga cho hay biên giới phía bắc của Saudi Arabia được bảo vệ bởi 88 hệ thống phòng không Patriot: 36 PAC-2 và 52 PAC-3 phiên bản mới hơn. Ở vịnh Ba Tư, gần các bờ biển của Saudi Arabia, có ba tàu khu trục Mỹ được trang bị hệ thống phòng không Aegis và 100 tên lửa SM-2.

Saudi Arabia tuyên bố hành động sau vụ tấn công

Theo hãng tin Reuters, Saudi Arabia sẽ đưa sự việc ra trong một cuộc họp toàn cầu ở New York trong tuần này để tìm các hành động phối hợp nhằm trừng phạt và ngăn chặn Iran sau cuộc tấn công hai cơ sở lọc dầu.

Trong khi Mỹ tuyên bố sẽ lập liên minh chống lại các đe dọa của Iran, Saudi Arabia đang chuẩn bị cung cấp chứng cứ cho Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà nước này tuyên bố sẽ chứng minh được Iran đứng sau vụ tấn công.

Riyadh nói rằng những vũ khí của Iran được phóng từ phía bắc và họ đang xác định điểm phóng chính xác.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tham dự lễ duyệt binh ở Tehran hôm 18-4. Ảnh: GETTY

“Cuộc tấn công này là một điểm bùng phát… Nếu Saudi Arabia có thể chứng minh Iran đứng đằng sau vụ tấn công thì các cường quốc thế giới nên thực hiện quyền lực của họ - sức ép của họ, các công cụ thương mại của họ, kéo Iran trở lại từ chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của nước này”, nguồn tin Ả Rập ở vùng Vịnh nói với Reuters ngày 22-9.

Iran đã phủ nhận mọi liên quan và thề trả đũa dù chỉ là một cuộc đáp trả quân sự hạn chế. Iran chỉ trích những cáo buộc trên là một phần trong chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Iran.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm