Việc giặt giũ có giúp ngăn chặn COVID-19?

Trang tin Reviewed.com ngày 11-3 nói rằng việc quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan virus SARS-CoV-2 (virus gây ra dịch COVID-19) là thường xuyên rửa tay và tránh chạm vào các bề mặt cứng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi liệu rằng virus có bám vào quần áo và việc giặt giũ có giúp ngăn chặn sự lan truyền của nó hay không.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus gây ra dịch COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt ở bất cứ đâu từ vài giờ đến vài ngày. Lây nhiễm COVID-19 qua tay nắm cửa hoặc lan can được đánh giá là có nguy cơ cao nhất, bên cạnh đó vẫn có khả năng virus có thể được truyền qua quần áo của bạn.

Virus gây ra dịch COVID-19 có thể truyền được qua bề mặt mềm như vải. Ảnh: INTERNET

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể sống sót tốt khi bám vào các vật liệu như vải. Nếu có, tương tự như các chủng virus trước đây, virus gây dịch COVID-19 này có thể tồn tại ở bất cứ đâu từ khoảng hai giờ đến vài ngày.

Hướng dẫn giặt giũ quần áo của người bệnh

Mặc dù không đưa ra những thay đổi đối với việc giặt giũ thông thường nhưng CDC vẫn đưa ra một danh sách hướng dẫn trong việc giặt giũ cho quần áo người bệnh.

- Tốt nhất là nên đeo găng tay dùng một lần và bỏ vào thùng rác khi sau khi dùng. Nếu găng tay có thể giặt lại thì chỉ sử dụng chúng cho việc làm sạch hay khử trùng bề mặt và không dùng cho mục đích khác. Luôn rửa tay ngay sau khi sử dụng găng tay.

- Không giũ các đồ giặt bẩn bởi việc này cũng có khả năng phát tán virus qua không khí.

- Nên sử dụng nước ấm để giặt giũ và đảm bảo các vật dụng sau khi giặt rửa phải khô hoàn toàn.

- Các đồ dơ của người bệnh cũng có thể giặt chung với các vật dụng của người khác. Tốt nhất khi giặt chung với đồ người khác nên bỏ đồ dơ của người bệnh vào một chiếc túi lót dùng một lần hay giặt lại được.

Nếu virus gây dịch COVID-19 sống trên vải, giặt quần áo liệu có diệt được virus?

Câu trả lời là không. Giặt sẽ làm sạch quần áo nhưng sẽ không giết chết virus gây COVID-19.

CDC cũng nói rõ hơn về khái niệm để "làm sạch" và "khử trùng".

“Làm sạch” tức là loại bỏ vi trùng, bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt. Làm sạch không giết chết vi trùng, nhưng bằng cách loại bỏ sẽ làm giảm số lượng của chúng và nguy cơ lây nhiễm.

Còn “khử trùng” nghĩa là sử dụng hóa chất để diệt vi trùng trên bề mặt. Quá trình này không nhất thiết phải làm sạch bề mặt bị dơ hoặc loại bỏ vi trùng. Nhưng việc tiêu diệt vi trùng trên bề mặt đã được làm sạch sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

Vì vậy, về cơ bản, việc giặt giũ sẽ “làm sạch” quần áo nhưng sẽ không "khử trùng" được. Ngay cả khi máy giặt và máy sấy quần áo có chế độ vệ sinh, khử khuẩn thì cũng không thể tiêu diệt virus.

Giặt giũ giúp làm sạch quần áo chứ không thể khử trùng quần áo được. Ảnh: REVIEWED.COM

Theo chuyên gia giặt ủi kiêm quản lý phòng thí nghiệm Jonathan Chan, virus cúm biến tính ở khoảng 75 độ C, mà hầu hết các chu kỳ vệ sinh không vượt quá 65 độ C.

“Vì thế, chúng ta không thực sự cần phải tiêu diệt COVID-19 mà chỉ cần loại bỏ nó. Do đó, việc làm sạch quần áo cũng góp phần làm việc đó. Trong chu trình giặt, khuấy trộn và chất tẩy rửa có thể sẽ loại bỏ COVID-19 ra khỏi quần áo bị nhiễm bệnh và xả nó ra ngoài theo đường nước thải”, ông Chan nói.

Tốt hơn vẫn phải rửa tay kỹ càng

Cũng không dễ dàng bị lây nhiễm COVID-19 thông qua quần áo dơ. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là không thể. Vì vậy, việc giặt giũ vẫn vô cùng quan trọng.

Vẫn phải thường xuyên rửa tay sau khi giặt quần áo hay tiếp xúc với quần áo người bệnh. Ảnh: REVIEWED.COM

Một điều quan trọng hơn nhiều là giữa khoảng cách những người đang ho hoặc hắt hơi 2 m và phải rửa tay thật kỹ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm