Vì sao phải rất thận trọng với lệnh cấm vận Triều Tiên?

Vì sao phải rất thận trọng với lệnh cấm vận Triều Tiên?

(PLO)- Nhiều công ty không nhận thức được sự nghiêm trọng của việc họ vô tình hoặc cố ý vi phạm các lệnh cấm của Hội đồng Bảo an, đặc biệt là khi kinh doanh với các quốc gia bị cấm vận thường đem lại lợi nhuận cao hơn thông thường. 

Theo tờ Japan Times, tới đây nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ bị Liên Hiệp Quốc xướng tên trong danh sách các nước vi phạm lệnh cấm vận Triều Tiên sau khi nước này đã không báo cáo với Hội đồng Bảo an như thường lệ về hai chuyến tàu chở khoảng 340 tấn sản phẩm dầu mỏ cho Triều Tiên trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2018, một nỗ lực cải thiện mối quan hệ với người láng giềng Triều Tiên.

Nếu thông tin này trở thành hiện thực, đây là lần đầu tiên Seoul phải nhận cáo buộc này. Xung quanh vấn đề cấm vận Bình Nhưỡng, nhiều ý kiến cho rằng Liên Hiệp Quốc cần phải có những thay đổi và cải tổ thiết thực nhằm củng cố và duy trì sức ép lên Triều Tiên khi Seoul không hề là cái tên duy nhất xuất hiện trong danh sách các nước vi phạm lệnh cấm vận.

Không chỉ Hàn Quốc mà một số quốc gia khác hiện đang có ý định "bắt tay" với Triều Tiên trong bối cảnh nước này đang bày tỏ thiện chí cởi mở về ngoại giao lẫn quyết tâm cải cách kinh tế để xóa bỏ cấm vận. Điều đáng nói là bên cạnh một số cá nhân, tổ chức "cố ý" tìm đến Bình Nhưỡng vì những tiềm năng lớn, cũng có những đơn vị chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm cấm vận Triều Tiên - vốn xuất phát từ một lịch sử lâu dài. 

Kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên ngưng tiếng súng với hiệp định đình chiến giữa hai miền được ký kết giữa hai miền Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm năm 1953, quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, luôn bị đặt trong tình trạng căng thẳng trong bối cảnh Chiến tranh lạnh bùng nổ.

Lúc này, Liên Xô nổi lên như một người đồng minh đáng tin cậy, cả trong suốt chiến tranh hai miền và giai đoạn kiến thiết sau đó. Nhằm hỗ trợ Triều Tiên khắc phục hậu quả chiến tranh, Moscow đã chuyển cho nước này một số lượng khổng lồ viện trợ kinh tế lẫn quân sự. Đồng thời, Liên Xô còn đóng vai trò cố vấn cho Bình Nhưỡng trên các vấn đề quân sự và đối ngoại, vốn là những khó khăn mà Triều Tiên đang phải đối mặt trong giai đoạn đó.

Năm 1991, Liên Xô tan rã sau loạt khủng hoảng về kinh tế và chính trị. Bình Nhưỡng vì thế lâm vào thế khó khi mọi sự hỗ trợ, đặc biệt là sự bảo đảm về quân sự và an ninh mà Liên Xô cung cấp cho nước này giờ đây đã không còn nữa. Tuy rằng, một phần nào đó Trung Quốc đã lấp đi khoảng trống do Liên Xô để lại, nhưng với Bình Nhưỡng, như thế vẫn không đủ.

Theo Keir Lieber, Giáo sư chuyên về vấn đề Triều Tiên thuộc Đại học Georgetown (Mỹ), trong tình thế hiểm nghèo đó, giới lãnh đạo Triều Tiên chỉ nhìn thấy một lối thoát duy nhất: Vũ khí hạt nhân. “Với sự sụp đổ của Liên Xô, Triều Tiên còn gì để chống lại sức mạnh quân sự của Mỹ? Vũ khí hạt nhân là câu trả lời quá hiển nhiên”, Keir Lieber nói.

Sau khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Il-sung qua đời vào năm 1994, các đời lãnh đạo tiếp theo đều gắn liền chương trình hạt nhân với sự tồn vong của đất nước. Đây được cho là sự lo ngại của Bình Nhưỡng trước những các cuộc tập trận hàng năm với đồng minh và sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Vì sao phải rất thận trọng với lệnh cấm vận Triều Tiên? ảnh 3
Vì sao phải rất thận trọng với lệnh cấm vận Triều Tiên? ảnh 4
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế (Institute for Science and International Security), từ năm 2014 đến 2017, đã có gần 52 quốc gia không tuân thủ những lệnh trừng phạt Triều Tiên do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua. Cụ thể, phần đông trong số đó bị phương Tây cáo buộc mua bán những thứ bị cấm với Bình Nhưỡng dưới vỏ bọc các công ty đầu tư hay các hoạt động giao dịch tài chính.

Trung Quốc và Nga, những đồng minh lâu năm của Triều Tiên là những cái tên đứng đầu trong danh sách này. Bên cạnh đó, 13 nước khác thậm chí còn bị cáo buộc cung cấp, hoặc tiếp nhận vũ khí quân sự từ Triều Tiên, bao gồm Ai Cập, Iran và Syria.

Ngoài ra, báo cáo ghi nhận 13 trường hợp khác bao gồm Canada, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ và Mỹ. Các quốc gia này mặc dù bị phát hiện có dấu hiệu không tuân thủ, nhưng sau cùng được gạch khỏi danh sách vì cho rằng, “sự tham gia của các nước này gần như là không có chủ đích”. Vì thế, Triều Tiên nhắm vào các nước này nhằm sở hữu những thiết bị quân sự dễ dàng hơn, hoặc những thiết bị dân dụng có khả năng tái sử dụng với mục đích quân sự.

Năm 1985, Triều Tiên mua được gần 87 trực thăng dân dụng MD-500 của Mỹ thông qua một công ty xuất khẩu ở Tây Đức. Số trực thăng này sau đó được điều chỉnh để có gắn được tên lửa chống tăng ở hai bên, và bị phát hiện trong một buổi duyệt binh của Triều Tiên vào tháng 7 năm 2013.

Năm ngoái, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley khẳng định nhiều báo cáo cho thấy Nga tạo cơ hội việc làm cho lao động Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Báo Wall Street Journal đưa tin Moscow cho phép 10.000 công nhân Triều Tiên nhập cảnh từ tháng 9-2017 và đã cấp phép lao động cho họ. Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora bác bỏ thông tin này, cho rằng các báo cáo của Mỹ dựa trên số liệu cũ.

Vì sao phải rất thận trọng với lệnh cấm vận Triều Tiên? ảnh 8