WHO: Chưa biết có làm bệnh nặng hơn không nhưng Omicron có thể gây tái nhiễm

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 28-11 cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu biến thể mới Omicron có khả năng lây lan và gây bệnh nặng cao hơn so với các biến thể khác hay không.

Biến thể Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm

"Theo dữ liệu sơ bộ, tỉ lệ nhập viện vì COVID-19 ở Nam Phi đang ngày càng tăng, song điều này có thể là do tổng số người bị nhiễm bệnh tăng chứ không phải do tác động của biến thể Omicron” - WHO nhận định.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhấn mạnh rằng bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến thể khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia mở cửa biên giới trước lo ngại về biến thể Omicron. Ảnh: TWITTER

WHO cho hay đang làm việc với các chuyên gia để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp phòng chống dịch hiện có, bao gồm cả vaccine ngừa COVID-19.

Cũng theo WHO, “hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron khác với các triệu chứng ở các biến thể khác” và việc xác định được tác động của biến thể này đối với người “sẽ mất vài ngày đến vài tuần”.

WHO: Các quốc gia không nên đóng cửa biên giới

WHO đồng thời kêu gọi các quốc gia giữ cho biên giới của họ rộng mở với người dân các nước châu Phi bất chấp những lo ngại về biến thể Omicron, theo đài RT.

Theo WHO, việc các nước không đóng cửa biên giới sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ gia tăng “gánh nặng về cuộc sống và sinh kế” khi dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành.

Bên ngoài trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Ảnh: REUTERS

Dịch COVID-19 liên tục đánh vào sự chia rẽ của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể đánh bại được virus nếu hợp tác cùng nhau để tìm ra giải pháp” - Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti nhấn mạnh.

Những tuyên bố trên được đưa ra khi nhiều quốc gia áp đặt các hạn chế đi lại với nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi sau khi biến thể Omicron được phát hiện ở Nam Phi. Chính quyền nước này sau đó đã chỉ trích lệnh hạn chế mà các quốc gia khác áp đặt lên họ là “không hợp lý”.

Trong bài phát biểu hôm 28-11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết đất nước của ông sẽ không áp dụng biện pháp phòng chống dịch nào mới "trong giai đoạn này". Ông cũng kêu gọi các quốc gia khác "khẩn cấp" dỡ bỏ các hạn chế đi lại của họ.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.