Bản thảo được hoàn thành không lâu trước khi nhạc sĩ qua đời. Tác giả kể những thông tin chi tiết xoay quanh từng bài nhạc của ông như bản nhạc soạn ra với cảm tưởng nào, đã soạn ở đâu, vào năm nào, tự xuất bản hay ai phát hành, đã có những bài viết phê bình của những ai...
Phạm Duy kể về hoàn cảnh ra đời của Bà mẹ Gio Linh: “Năm 1948. Từ Quảng Bình, tôi tới làng Gio Linh ở tỉnh Quảng Trị. Gặp một bà mẹ có người con đi dân quân bị giặc bắt và chặt đầu treo giữa chợ. Không ai dám lấy cái đầu anh dân quân xuống để đem đi chôn. Bà mẹ lẳng lặng lấy đầu con, bỏ vào khăn gói mang về. Tôi kể câu chuyện đó qua một bài dân ca với kết luận: Khi hy sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà sẽ có hàng trăm người con nuôi là những người đi bộ đội”.
Bên cạnh đó, người nhạc sĩ tài hoa này cũng bày tỏ nhiều suy tư về cuộc đời sáng tác của ông. Ông kể về những thi nhân đi qua đời ông, cuộc sống “lưu vong” cô đơn và buồn tẻ…
Sách do Công ty sách Phương Nam và NXB Hồng Đức xuất bản.
TRÀ GIANG