Sa thải chú, Kim Jong Un kiểm soát quyền lực nhanh chóng

Sa thải chú, Kim Jong Un kiểm soát quyền lực nhanh chóng ảnh 1

Jang Song teak đứng sau Kim Jong Un trong tang lễ Kim Jong Il

Ông Kim Jong Il bắt đầu gia nhập đảng Lao động vào năm 1964 và chuẩn bị cho việc lên nắm quyền trong 3 thập niên. Kim Jong Il chỉ thực sự lãnh đạo đất nước sau cái chết của cha, người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành vào tháng 8/1994. Tuy nhiên, Kim Jong Un đã được chỉ định làm người kế nhiệm từ năm 2007 và trở thành lãnh đạo Triều Tiên chỉ trong chưa đầy 4 năm khi người cha qua đời vào tháng 12/2011.

"Ngay từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, các đánh giá của tình báo Mỹ đã đặt ra câu hỏi liệu Jong Un có đủ lực để tiếp tục nắm quyền không, và khi đó Jong Un vấn bị giới chức quân sự Triều Tiên coi là ngờ nghệch, chưa nhiều kinh nghiệm.

Jang Song-taek và vợ ông này là Kim Kyong-hui - cô của Jong Un, đã hành động như một người bảo hộ kiêm cố vấn cho Kim Jong Un sau khi ông Jong Il qua đời. Jong Un đã mau chóng thâu tóm và củng cố quyền lực bằng cách thay thế gần nửa số quan chức cấp cao trong đảng, chính phủ và quân đội. Jong Un cũng cách chức tham mưu trưởng Ri Yong-ho, một người bảo hộ mà người cha Kim Jong Il đã bổ nhiệm để giúp con, vào tháng 7 năm ngoái.

Một số học giả cho biết, hệ thống cha truyền con nối đã ăn rễ tại Triều Tiên và việc Jong Un không mất hàng chục năm để thiết lập tính hợp pháp của mình là khá tự nhiên.

Theo Hoài Linh (VNN / Chosun)

Đừng bỏ lỡ

Trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Live

(PLO)- Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã bắt đầu. Trên các ngã đường khu trung tâm TP.HCM, dòng người tấp nập, với cờ đỏ sao vàng rực rỡ. Triệu con tim Việt Nam cùng chung nhịp đập 'thống nhất - hòa bình'. 

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.