Theo báo South China Morning Post (CNBC, Hong Kong) đưa tin ngày 7-12, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump Larry Kudlow vào ngày 6-12 cho biết thời hạn 15-12 là thời hạn Washington áp dụng thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Thời hạn này không được thay đổi kể cả khi các nhà đàm phán Mỹ hối thúc Bắc Kinh đồng ý với cơ chế thực thi như một phần trong thỏa thuận thương mại.
Ông Kudlow nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC rằng tuy không có thời hạn nào cụ thể nhưng thực tế ngày 15-12 rất quan trọng cho Nhà Trắng quyết định có tiếp tục áp thuế với Bắc Kinh hay không.
“Nếu các cam kết của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận (về quyền sở hữu trí tuệ) và thực thi các quy trình không tốt, chúng tôi sẽ ngưng thỏa thuận” - ông nói.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross lặp lại cảnh báo ngày 3-12. Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp thuế 15% đối với 156 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc kể từ ngày 15-12 nếu không đạt được thỏa thuận tạm thời trước ngày đó.
Mỹ sẽ áp thuế 15% lên hàng Trung Quốc từ ngày 15-12. Ảnh: CNBC
Tháng 7-2018, thời điểm thương chiến bắt đầu, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã áp dụng mức thuế trừng phạt 15%-25% đối với 320 tỉ USD hàng Trung Quốc.
Ngoài yêu cầu tăng cường mua nông sản và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho Mỹ, ông Trump đang yêu cầu thành lập một quy trình thực thi nhằm đảm bảo rằng các cam kết Bắc Kinh sẽ đưa ra trong thỏa thuận sẽ được thực hiện.
Trung Quốc trước đó đã tuyên bố họ sẽ miễn thuế cho một số loại đậu nành và thịt lợn của Mỹ.
Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 5-12, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nếu hai bên đồng ý một thỏa thuận thương mại tạm thời, thuế quan nên được giảm theo.
Khi được hỏi về cuộc thỏa thuận, ông Kudlow nói họ đang đi đến kết thúc thỏa thuận. Theo ông những cuộc nói chuyện giữa hai bên đều mang thiện chí xây dựng và gần gũi.
Hiện tại, Washington và Bắc Kinh vẫn nỗ lực đàm phán để có một thỏa thuận thương mại bất chấp căng thẳng gia tăng từ việc Nhà Trắng thông qua luật pháp Mỹ đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Ngày 3-12, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn Đạo luật phản ứng thống nhất và can thiệp nhân đạo toàn cầu năm 2019. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ xác định và xử phạt các quan chức có liên quan đến việc chôn cất hàng loạt một nhóm dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Nhà phân tích Andrew Coflan và Allison Sherlock của Công ty tư vấn chính trị Eurasia cho biết việc thông qua dự luật này ít có khả năng lay chuyển Bắc Kinh trong việc tham gia đàm phán.
Họ nói thêm rằng các hành động trước đây của Mỹ nhắm vào giám sát chính quyền Tân Cương chỉ gặp sự phản đối từ Bắc Kinh, ám chỉ việc chính phủ Mỹ cho một số công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Mỹ đưa các công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen. Ảnh: CNBC
Bộ Thương mại cho biết đã đưa một số công ty công nghệ vào tầm ngắm, gồm Hikvision và Công ty công nghệ Dahua. Đây là hai trong số các nhà sản xuất các sản phẩm giám sát video lớn nhất thế giới.