Thông tin tiếp vụ vướng mặt bằng 15 hộ dân ở dự án tuyến tránh Cà Mau

(PLO)- Việc thiếu dứt khoát trong dự án thu hồi đất trước đây là một phần nguyên nhân khiến cho đến nay 15 hộ dân chưa chịu giao đất thi công tuyến tránh QL 1A qua TP Cà Mau.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiếp tục tìm hiểu những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thi công tuyến tránh QL 1A qua TP Cà Mau và huyện Cái Nước mà PLO từng phản ánh, hồ sơ thể hiện có phần nguyên nhân từ phía chính quyền.

Theo đó ngoài phần mặt bằng để thi công tuyến tránh QL 1A, chính quyền địa phương cũng tiện thể thu hồi đất liền kề cho dự án Khu công nghiệp Hòa Trung.

Người dân đồng tình với dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A nhưng lo sợ đời sống tệ hơn sau khi bị thu hồi đất. Ảnh TRẦN VŨ

Người dân đồng tình với dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A nhưng lo sợ đời sống tệ hơn sau khi bị thu hồi đất. Ảnh TRẦN VŨ

Theo phản ánh của người dân, dự án Hòa Trung công bố lần đầu tiên năm 2004. Năm 2010, địa phương ra quyết định thu hồi đất lần 1 nhưng không thực hiện. Đến 2013, các quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đó được rút lại. Năm 2018 lại tiếp tục ra quyết định thu hồi.

Ông Nguyễn Thành Tân, một trong những hộ dân bị thu hồi đất làm hai dự án nói: “Chúng tôi cứ nghĩ sẽ giống lần trước nên không nhận tiền, không giao đất, cũng không khiếu nại gì. Đâu ngờ, giờ có thêm dự án tuyến tránh QL1A đi qua, đầu năm 2022 Nhà nước xiết thu hồi thì chúng tôi mới té ngửa".

Người dân cũng hoài nghi hiệu quả dự án Hòa Trung vì quy hoạch 327ha, đến nay sau hơn 18 năm, khu công nghiệp này mới có hơn chục nhà máy, cơ sở sản xuất, sử dụng khoảng 10% tổng diện tích .

Anh Dương Thanh Tâm, ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước chưa giao đất vì bồi thường quá thấp và không cho hưởng lợi giáp mặt tiền. Ảnh: TRẦN VŨ

Anh Dương Thanh Tâm, ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước chưa giao đất vì bồi thường quá thấp và không cho hưởng lợi giáp mặt tiền. Ảnh: TRẦN VŨ

Về việc chính quyền đang vận động giao đất, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, các hộ dân đều cho biết đã nắm thông tin. Tuy nhiên, họ rất băn khoăn về cam kết cuộc sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn hiện tại.

Theo anh Dương Thanh Tâm, ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, nếu chấp hành chủ trương thì coi như hôm nay giao đất, nhận tiền, nhưng giá trị được nhận là theo chính sách bồi thường năm 2018.

“Qua hơn 4 năm, đồng tiền đã mất giá rất lớn. Bà con ở đây đã tính kỹ rồi, số tiền đó không thể nào mua lại được một số lượng đất tương đương theo thời giá bây giờ. Coi như cuộc sống sẽ tệ hơn rất nhiều sau khi bị thu hồi đất" – anh Tâm nói.

Ông Dương Thế Hùng là một hộ dân nằm trong dự án cho hay, gia đình ông có gần 7.000m2 đất ruộng phải thu hồi. Nếu áp dụng mức giá 2018 tì tính ra, cả bồi thường và hỗ trợ gia đình ông được 82.000 đồng/m2 (mỗi công đất 1.000m2 chỉ nhận được 82 triệu đồng).

Trong khi đó, cũng là đất ruộng, người dân mua bán với nhau để sản xuất nông nghiệp thì giá khoảng 120 triệu đồng/1.000m2. “Mấy năm trước, công ty xí nghiệm vào mua đất của dân ngay trong khu quy hoạch dự án để làm nhà xưởng. Họ trả tới 1,8 tỷ đồng/công" – một người dân cho biết.

Trao đổi với PLO, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, Huỳnh Hùng Em bày tỏ sự chia sẻ với lo lắng, băn khoăn của người dân có đất nằm trong dự án, nhất là vấn đề tiền bồi thường bị mất giá sau 4 năm.

Tuy nhiên, theo ông Hùng Em quá trình triển khai dự án, cơ quan chức năng đã thực hiện đúng quy trình. Lỗi là do người dân không chịu nhận tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

Ông giải thích: "Pháp luật có quy định trong thời gian 30 ngày kể từ khi triển khai quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, cơ quan thu hồi đất phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Nếu chi trả muộn thì phải chịu lãi suất cho dân”.

Vấn đề tiền mất giá từ 2018 đến nay, giá trị bồi thường không đủ để mua đất ruộng cùng loại... thì ông Hùng Em cho biết chưa có quy định cụ thể tháo gỡ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm