TP.HCM: Rất đông người dân đến Hội trường Thống Nhất để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLO)-Từ 7 giờ sáng ngày 25-7, rất đông người dân TP.HCM đã đổ về Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng ngày đầu tiên của Lễ Quốc tang, rất đông người dân đã tập trung về Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) từ sớm để chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại biểu tiến vào Hội trường Thống Nhất viếng Tổng Bí thư. Ảnh: NGUYỆT NHI

Lực lượng chức năng túc trực phối hợp điều phối giao thông, tạo điều kiện cho người dân đến viếng Tổng Bí thư.

Bên ngoài cổng, các đoàn đại biểu, người dân tập trung thành từng hàng nghiêm chỉnh chờ đến lượt. Ai nấy cũng đều bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có mặt từ sáng sớm, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Văn Em, 79 tuổi, tù binh chính trị Côn Đảo cùng đoàn chỉnh trang lại trang phục để chuẩn bị vào bên trong viếng Tổng Bí thư.

E14EE0D1-0063-4A03-B72C-5BADBFCDB04C.jpeg
Ông Võ Văn Em cùng đoàn cựu tù binh chính trị Côn Đảo xếp hàng chờ vào viếng bác Trọng. Ảnh: NGUYỆT NHI

"Tổng Bí thư ra đi là nỗi mất mát to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Bằng tất cả sự kính trọng, tôi mong bác thanh thản và yên lòng ở cõi người hiền" - Ông Võ Văn Em chia sẻ.

B55E91DF-DE79-412D-9897-C67454CB7EC1.jpeg
Bà Trần Kim Cúc (77 tuổi) chỉnh trang lại trang phục cho đồng đội. Ảnh: NGUYỆT NHI

Trong đoàn người tập trung phía trước cổng chính, anh Nguyễn Phú Huỳnh (Hóc Môn) cầm trên tay bức tranh chân dung của Tổng Bí thư với gương mặt đượm buồn. Anh cho biết mình là nghệ nhật làm tranh xà cừ. Hai tháng trước anh hoàn thành tác phẩm này với nguyện vọng là được tặng cho Tổng Bí thư. Khi hay tin Tổng Bí thư mất, anh bàng hoàng, thương xót và cảm thấy vô cùng tiếc nuối.

8357D104-9FCF-473E-83C9-48F6CE226450.jpeg
Anh Nguyễn Phú Huỳnh và bức tranh chân dung Tổng Bí thư làm từ xà cừ. Ảnh: NGUYỆT NHI

"Bác Trọng ra đi nhưng tôi tin rằng hình ảnh của bác luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam" - anh Huỳnh nói.

CB634BE6-6009-4638-812A-FC2B8AC7553C.jpeg
Lực lượng chức năng túc trực điều phối giao thông. Ảnh: NGUYỆT NHI
98AED2EC-7DEB-4735-A2D3-38E301708ABC.jpeg
Càng về trưa, dòng người tiến về Hội trường Thống Nhất càng đông hơn. Ảnh: NGUYỆT NHI
CAA7A99E-49B1-4BE5-87AB-4CAE1E910EB4.jpeg
Các đại biểu, người dân với trang phục nghiêm trang đến viếng Tổng Bí thư. Ảnh: NGUYỆT NHI
4F06B5F0-1638-452E-9030-32D7F9612A08.jpeg
Người dân xếp hàng, lần lượt vào viếng trong không khí trang nghiêm. Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo thông báo, người dân có thể đến viếng từ 13 giờ ngày 25-7, tuy nhiên từ rất sớm, bên ngoài hội trường đã có nhiều người dân đứng đợi.

Theo đó, lễ viếng sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25-7 và từ 7 giờ đến 12 giờ 30 phút ngày 26-7.

Người dân đến viếng và các đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phân công Trưởng đoàn, trang phục trang trọng, sậm màu, nghiêm túc theo nghi thức Quốc tang (học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, công chức, người lao động mặc đồng phục theo trường, đơn vị). Không mang theo vòng hoa, trái cây, nhang đèn; cá nhân mang theo Căn cước công dân (hoặc giấy tờ tùy thân), không mang theo túi xách, chỉ mang theo dải băng viếng tang, có dòng chữ ghi tên đơn vị để gắn vào vòng hoa luân chuyển do Ban Tổ chức chuẩn bị.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm