Đài CNBC cho hay hai nước châu Á hiện đang bị cuốn vào vòng xoáy một cuộc tranh chấp thương mại bùng nổ vào tháng 7 khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc, vốn rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình thiết bị điện tử.
Kể từ đó, hai bên đã bắt đầu loại nhau ra khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, mở đường cho các quy trình cấp phép có khả năng kéo dài. Khi mọi thứ leo thang, Hàn Quốc cũng hủy bỏ hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Nhật Bản.
Theo bà Elms, căng thẳng Nhật Bản-Hàn Quốc này là một triệu chứng khi một hệ thống bắt đầu sụp đổ. Từ tranh chấp thương mại leo thang và mất phanh, hai nước đã để mâu thuẫn lây lan sang lĩnh vực an ninh và nếu cứ tiếp diễn như vậy thì sẽ không có cách nào rõ ràng để kết thúc chúng.
Bà Deborah Elms, Giám đốc điều hành tại Trung tâm thương mại châu Á. Ảnh: CNBC
Căng thẳng giữa hai nước trở lại sau hơn sáu thập kỷ, kể từ khi Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 trong Thế chiến II. Cả hai nước đã ký một hiệp ước vào năm 1965 - nhưng các mối quan hệ tiếp tục bị căng thẳng vì các vấn đề liên quan đến việc bồi thường cho các lao động cưỡng bức của các công ty Nhật Bản và phụ nữ Hàn Quốc bị sử dụng làm nô lệ tình dục của trong các nhà thổ thời chiến.
Căng thẳng giữa hai đồng minh hàng đầu của Mỹ ở Đông Bắc Á diễn ra giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm náo loạn thị trường thế giới và làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng toàn cầu. Cuối tuần trước, cả Washington và Bắc Kinh đều công bố mức thuế mới đối với hàng hóa trị giá hàng tỉ USD của nhau.