Trước đó, Huawei đã gửi đơn khiếu nại về những tin đồn được lan truyền trên mạng rằng một số nhân viên của họ đã bị giam giữ với cáo buộc gián điệp cho Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, cảnh sát đã điều tra một người đàn ông họ Wu (Vũ) sống tại TP Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.
Điều tra cho biết anh này đã bịa một câu chuyện và chia sẻ qua WeChat với một nhóm bạn cũ trong lĩnh vực viễn thông, giả vờ rằng anh ta thu thập một số “thông tin đặc biệt”.
Sau đó, một người khác họ Ni (Nghê), từng làm việc cho một nhà cung cấp của Huawei ở TP Đông Quản, tiếp tục “phóng đại” câu chuyện sau khi đọc một số tin giản và lan truyền rộng rãi trong nhóm trò chuyện.
Hai người đàn ông họ Wu và Ni này hiện đang bị giam giữ lần lượt trong vòng 10 ngày và 3 ngày.
Một người còn lại sống tại Bắc Kinh đã chuyển tiếp câu chuyện đến các phòng chat khác, cũng bị cảnh sát khiển trách.
Người này thừa nhận đã không kiểm tra tính xác thực của tin tức đọc trong nhóm trên WeChat. Anh này cũng đã xin lỗi vì cung cấp tin giả.
WeChat là một công cụ liên lạc di động và phổ biến tại Trung Quốc. Ảnh: Internet
Trung Quốc giám sát chặt chẽ nội dung internet và sử dụng một lực lượng kiểm duyệt để loại bỏ thông tin “phá vỡ trật tự xã hội”.
Ngày 12-6, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố khởi động một chiến dịch “làm sạch mạng internet” của nhằm trừng phạt “các hành động phi pháp và hình sự” trên các website.
Trung Quốc cũng đã đóng cửa trang tin tức tài chính nước này Wallstreetcn.com và chặn các tờ báo lớn như Washington Post và The Guardian, theo Reuters.