Năm 2015, ông đã phát biểu xin lỗi trên đài truyền hình CNN và đổ lỗi cho cơ quan tình báo cung cấp thông tin sai về vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq, tuy nhiên ông khẳng định khó xin lỗi vì đã góp phần lật đổ Tổng thống Saddam Hussein.
Báo cáo của Ủy ban Chilcot có liên quan đến nhiều tác nhân:
. Gia đình các binh sĩ:Khoảng 45.000 binh sĩ Anh được điều động tham chiến ở Iraq từ năm 2003 đến 2009. Trong sáu năm chiến tranh, đã có 179 binh sĩ Anh tử trận ở Iraq. Gia đình và bạn bè của các tử sĩ ngóng chờ báo cáo của Ủy ban Chilcot để các luật sư nghiên cứu và tiến hành kiện ông Tony Blair hay nhân vật nào đó trong chính phủ về tội thiếu tinh thần trách nhiệm.
. Quân đội và cơ quan tình báo:Báo cáo của Ủy ban Chilcot nhấn mạnh đến những sai lầm trong chiến dịch quân sự ở Iraq, từ chuẩn bị chiến dịch đến chiếm đóng Iraq. Anh đã đánh giá thấp các lực lượng địa phương và quyết tâm của các nước lớn trong khu vực, đặc biệt là Iran, trong nỗ lực cản trở Mỹ và Anh.
Cơ quan tình báo không có chứng cứ Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chuyên gia Malcolm Chalmers ở Viện Các quân chủng thống nhất hoàng gia Anh nhận định: “Nói chung hiện nay đã có thái độ chấp nhận những sai lầm có hệ thống trong chiến dịch”.
. Công đảng và Quốc hội: Chủ tịch Công đảng Jeremy Corbyn là người phản đối chiến tranh Iraq. Ông có thể sử dụng báo cáo mới công bố của Ủy ban Chilcot để củng cố quyền lực. Trước đó, nhiều nghị sĩ trong Công đảng đã đòi “lật đổ” ông vì ông làm chưa tới, dẫn đến kết quả trưng cầu ý dân chấp thuận Anh rời EU. Nói rộng hơn, chính Quốc hội Anh cũng phải chịu trách nhiệm vì hàng trăm nghị sĩ, ba ủy ban đặc biệt, quân đội và báo chí đều đồng lòng ủng hộ Anh tham chiến ở Iraq để truy tìm vũ khí hủy diệt hàng loạt chưa từng có.
. Quan hệ Anh-Mỹ:Thủ tướng Tony Blair đã gửi cho Tổng thống Mỹ George Bush 29 bức thư vào lúc Anh và Mỹ chuẩn bị xâm chiếm Iraq. Ngoài ra còn có các cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật này. Báo cáo của Ủy ban Chilcot nếu công bố thông tin liên quan thì có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.