Để có công nghệ VAR như FIFA đã thực hiện ở World Cup 2018 thì chi phí đổ vào đó rất lớn với các thiết bị “hạng nặng”. Tất nhiên giá trị đầu tư cho VAR thì nhiều vô kể. Với nhiều đơn vị, tổ chức, nhiều quốc gia thì VAR được xem là “gà đẻ trứng vàng” bởi tiền cho công nghệ này rất lớn và các đơn vị chào hàng thì phết phẩy rất cao.
Tại Thái Lan, các công ty được xem là sân sau của LĐBĐ Thái Lan đã rất nhanh nhạy với những hoạt động kinh doanh thiết bị liên quan đến bóng đá. Sau những cú đánh mặt sân loại cỏ chỉ mà những công ty thể thao Thái Lan thực hiện hàng loạt cho nhiều quốc gia (vừa rồi làm miễn phí cho sân Thống Nhất để chào hàng), các công ty này “đánh” sang đến công nghệ VAR. Một thiết bị trọn gói với giá trị khủng nhưng nếu so với giá thành mà FIFA ứng dụng thì rất bèo.
Sau khi thực hiện thành công ở Thai-League, các công ty này đã đánh động đến những quốc gia lân cận với cái giá không hề nhẹ tí nào. Bù lại thì phần phết phẩy rất đáng giá và đó là nguyên nhân khiến nhiều giải đấu cũng học đòi.
Tất nhiên, FIFA cũng rất nhạy với những vụ kinh doanh qua mặt kiểu này và đã “tuýt còi” để lập lại trật tự với văn bản muốn thực hiện VAR phải qua những công đoạn được cấp từ FIFA.
“Gà đẻ trứng vàng” giờ lại phải qua “trạm” FIFA mới có thể áp dụng được.