• World Cup 1934 tại Ý, chủ nhà vô địch, vua phá lưới thuộc về Oldrich Nejedly của Tiệp Khắc với năm bàn thắng.
• World Cup 1938 tại Pháp, đội vô địch là Ý, vua phá lưới là Leonidas (bảy bàn) của Brazil, đội bóng chỉ đoạt HCĐ.
• World Cup 1950 tại Brazil, Uruguay lại vô địch, còn vua phá lưới thuộc về Ademir (tám bàn).
• World Cup 1954 tại Thụy Sĩ, ngôi vô địch thuộc về Tây Đức, còn vua phá lưới thuộc về Sandor Kocsis của Hungary (11 bàn).
• World Cup 1958 tại Thụy Điển. Lần đầu tiên ghi nhận một đại diện Nam Mỹ là Brazil lên ngôi vô địch ở trời Âu. Còn vua phá lưới thuộc về Just Fontaine của Pháp, đội về thứ ba.
• World Cup 1962 tại Chile, Brazil bảo vệ thành công ngôi vô địch. Vua phá lưới thuộc về Garrincha với bốn bàn.
• World Cup 1966 tại Anh và chủ nhà đoạt cúp vàng. Vua phá lưới thuộc về Eusebio (chín bàn) của Bồ Đào Nha, đội về thứ ba chung cuộc.
• World Cup 1970 tại Mexico, ngôi vô địch lại về Brazil. Gerd Muller của Tây Đức đoạt danh hiệu vua phá lưới với 10 bàn nhưng với Pele thì đây cũng là lần thứ ba ông vô địch World Cup.
• World Cup 1974 tại Tây Đức và ngôi vô địch thuộc về chủ nhà, Gzregorz Lato ghi bảy bàn giúp Ba Lan về hạng ba, còn Lato đoạt danh hiệu vua phá lưới.
• World Cup 1978 diễn ra ở Argentina, ngôi vô địch thuộc về chủ nhà. Sáu bàn thắng của Mario Kempes giúp ngôi sao Argentina này đoạt giải vua phá lưới.
• World Cup 1982 tại Tây Ban Nha, ngôi vô địch thuộc về Ý với danh thủ Paolo Rossi là vua phá lưới với sáu bàn.
• World Cup 1986 ở Mexico, Argentina vô địch trong trận chung kết kịch tính với Đức. Gary Lineker đoạt vua phá lưới với sáu bàn.
• World Cup 1990 tại Ý, ngôi vô địch thuộc về Đức, vua phá lưới thuộc về Salvatore Schillaci của Ý với sáu bàn.
• World Cup 1994 tại Mỹ, Brazil lại lên ngôi lần thứ tư sau loạt luân lưu cân não với Ý. Hristo Stojchkov ghi sáu bàn và đoạt danh hiệu vua phá lưới cùng Bulgaria về hạng tư.
• World Cup 1998 tại Pháp, chủ nhà vô địch. Davor Suker ghi sáu bàn giúp Croatia đoạt hạng ba và đoạt luôn giải vua phá lưới.
• World Cup 2002 lần đầu tiên tới châu Á và lần đầu hai nước đồng tổ chức là Nhật và Hàn Quốc. Với tám bàn ghi được, Ronaldo giúp Brazil đăng quang lần thứ năm và đoạt danh hiệu vua phá lưới.
• World Cup 2006 tại Đức nhưng ngôi vô địch thuộc về Ý. Với năm bàn thắng, Miroslav Klose đoạt danh hiệu vua phá lưới và Đức đoạt hạng ba.
• World Cup 2010 tại Nam Phi, ngôi vô địch thuộc về Tây Ban Nha, Thomas Muller có năm bàn thắng đoạt ngôi vua phá lưới và giúp Đức về thứ ba.
• World Cup 2014 tại Brazil, ghi nhận lần đầu tiên một đội bóng châu Âu vô địch trên đất Nam Mỹ. Vua phá lưới của giải là James Rodriguez của Colombia góp sáu bàn nhưng Colombia chỉ vào tứ kết.