Bị cáo Vinh không nói lời sau cùng nên phiên tòa tạm nghỉ. Ảnh: Hồng Tú
17h3: Do luật sư và đại diện VKS không có tranh luận thêm nên vị chủ tọa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án. Trước khi HĐXX vào nghị án, bị cáo Vinh được nói lời sau cùng. Tuy nhiên, Vinh không nói lời sau cùng nên phiên tòa tạm nghỉ, HĐXX vào nghị án.
16h40: Luật sư bảo vệ cho người bị hại cho rằng vụ án có nhiều vi phạm tố tụng và tội danh áp dụng đối với bị cáo là không chính xác. Bởi có nhiều tình tiết chứng minh bị cáo đã nảy sinh ý định muốn giết anh Sơn từ khi về trạm lấy súng qua phòng. Không đồng tình với quan điểm của luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, đại diện VKS cho rằng mặc dù có sai sót trong việc ghi lại số hiệu của cây súng nhưng đó chính là cây súng gây án đã được thu thập đúng pháp luật. Phòng CSGT là cơ quan được phép quản lý khẩu súng nên việc cơ quan CSĐT trả lại là đúng pháp luật.
16h05: Sau khi Hội thẩm nhân dân, KSV và các luật sư không có gì để hỏi thêm, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần thẩm vấn, chuyển sang phần tranh luận.
Bắt đầu phần xét xử này, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đọc bản luận tội, nêu quan điểm của mình. Sau khi tóm tắt lại sự việc xảy ra, vị KSV cho rằng xuất phát từ mâu thuẫn do lời ăn tiếng nói qua lại trong lúc nhậu mà dẫn đến việc bị cáo sử dụng súng gây ra cái chết cho anh Sơn và thương tật cho anh Phú. Mặc dù hành vi của bị cáo là nguy hiểm nhưng một phần nguyên nhân xảy ra sự việc là lỗi của bị hại khi đã đánh gây thương tích cho bị cáo. Chính do hành vi trái pháp luật của người bị hại nên vụ án mới xảy ra như vậy. Đây là vụ án chấn động dư luận, gây mất uy tín cho ngành công an, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội…. Sau khi phân tích, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo từ 26 đến 30 tháng tù về tội danh trên.
Đại diện VKS đang đọc bản luận tội
Bào chữa cho bị cáo Vinh, luật sư Khưu Thanh Tâm gởi lời chia sẻ đến gia đình nạn nhân và đồng tình với đại điện VKS về tội danh, khung hình phạt được áp dụng nên không có tranh luận về việc này.
Vị luật sư tập trung làm rõ các tình tiết giảm nhẹ cũng như chứng minh nạn nhân cũng có một phần lỗi khi đã đánh bị cáo đồng thời bị cáo phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động. Các tình tiết giảm nhẹ như: lần đầu phạm tội, gia đình có công cách mạng, cuộc sống gia đình bị cáo khó khăn, … cũng được luật sư lần lượt nêu ra. Bổ sung cho bài bào chữa của luật sư, bị cáo Vinh gởi lời xin lỗi đến chị Vân, anh Phú và cơ quan vì lỗi đã gây ra quá lớn.
Ảnh: bị cáo đang trả lời câu hỏi của luật sư
15h35: Đại diện VKS tham gia xét hỏi các nhân chứng để làm rõ thêm các tình tiết có trong vụ án. Nhân chứng Nguyễn Ngọc Hạnh trình bày lời khai có nhiều điểm mâu thuẫn với lời khai trước đây tại cơ quan điều tra nên KSV đã công bố bản lời khai trước đây anh Hạnh đã khai.
Anh Hạnh thừa nhận lời khai được VKS công bố là đúng. Kiểm sát viên mời thêm nhân chứng là anh Trương Học Lâm lên để thẩm vấn. Anh Lâm cho biết, bị cáo Vinh về trạm cầm súng chĩa vào người mình yêu cầu gọi điện thoại cho anh Sơn về gấp: "Tôi cầm máy, bấm số rồi đưa lên tai nhưng không bấm nút gọi. Sau đó, tôi nhắn qua người khác nói anh Sơn đừng về vì bị cáo Vinh đang tìm".
15h20: Gia đình nạn nhân đòi bồi thường 3 tỷ đồng
Chủ tọa yêu cầu chị Nguyễn Thị Bích Vân (vợ anh Sơn) trả lời câu hỏi của Tòa. Chị Vân cho biết từ ngày xảy ra sự việc, gia đình Vinh chưa đến xin lỗi hay thắp nhang hoặc bồi thường gì hết. Chị yêu cầu bị cáo bồi thường 3 tỷ đồng là tiền hỗ trợ ma chay, thiệt hại, tinh thần, vật chất; còn về phần hình phạt, chị Vân đề nghị tòa xử đúng người, đúng tội.
Còn thượng sĩ Phú khi được hỏi cũng yêu cầu bị cáo bồi thường 200 triệu đồng tiền chữa trị vết thương.
Chị Nguyễn Thị Bích Vân vợ thiếu tá Sơn. Ảnh: VNE
Báo chí tác nghiệp tại tòa
Luật sư đang trao đổi cùng bị cáo
Anh Đoàn Thanh Phú nhân chứng khai, hết nhiệm vụ trực hôm đó lên phòng thay quân phục. Trong phòng còn có hai cán bộ khác của trạm. Giường của anh Phú ngay cạnh giường của anh Vinh. Lúc đó, thấy anh Vinh về phòng, trên mặt có một vết trầy ngay mũi.
Khi anh Sơn về trạm vào phòng, anh Sơn nói "Vinh đen mày ngon thì đánh tao đi" và dùng tay đánh 1-2 cái vào mặt bị cáo Vinh. Do lúc này chưa hiểu việc nên anh Phú chạy lại can. Lúc này cả hai người lao vào đánh nhau. Anh Phú không rõ lúc này có súng hay chưa vì đang lộn xộn, chỉ khi nghe tiếng súng nổ và trúng một viên vào người thì mới biết.
Sau khi bị trúng đạn, anh Phú bò ra ngoài. Sự việc xảy ra rất nhau, không ai kịp phản ứng gì nhiều. Sau khi điều trị mổ tại bệnh viện, người nhà của bị cáo Vinh có đến thăm hỏi và hỗ trợ 20 triệu đồng tiền điều trị.
Các nhân chứng khác đều được vị Chủ tọa lần lượt xét hỏi. Tuy nhiên, đa phần các nhân chứng đều không chứng kiến đầy đủ, trực tiếp toàn bộ sự việc. Các nhân chứng tham gia hát karaoke cùng với anh Sơn và bị cáo Vinh cùng nhìn nhận Chí và bị cáo Vinh đã nảy sinh mâu thuẫn do bị cáo Vinh xưng hô “thằng” với anh của Chí. Chí cho rằng Vinh còn nhỏ hơn mình một tuổi sao có thể học cùng với anh của Chí.
***
11 giờ 15: Chủ tọa yêu cầu nhân chứng Chí bước ra trước trả lời câu hỏi của HĐXX. Anh Chí tường trình cho HĐXX những sự việc đã xảy ra như cáo trạng đã mô tả. Sau khi vào karaoke, có bị cáo Vinh hát phòng bên cạnh qua phòng chào.
Do bị cáo Vinh kêu anh mình bằng thằng nên anh Chí tức và dùng tay hất ngang, trên tay có cầm ly bia xong rồi bỏ đi ra ngoài. Sau khi bị cáo rời khỏi quán karaoke, cả nhóm anh Sơn rủ nhau đi Vũng Tàu chơi, anh Sơn kêu về trạm lấy quần áo để mai thay đi làm luôn. Khi về trạm, xe ô tô đậu ở ngoài, anh Sơn đi vào trước một lúc sau anh nghe tiếng súng nổ. Do vậy, sự việc xảy ra sau đó dẫn đến việc bị cáo nổ súng bắn anh Sơn, anh Chí không rõ.
11 giờ 25: Sau khi xét hỏi xong đối với nhân chứng Chí, chủ tọa tuyên bố tạm dừng phiên tòa để nghỉ trưa. Buổi chiều phiên tòa tiếp tục.
10 giờ 40: Nhân chứng kể lại sự việc
Nhân chứng Trương Học Lâm (là người giữ xe tại Trạm CSGT Suối Tre) nhìn thấy Vinh về mặt hằm hằm chĩa súng vào người tôi hỏi Sơn có trong phòng không? Tôi trả lời anh Sơn chưa về thì Vinh tiếp tục chĩa súng vào người tôi và kêu tôi gọi Sơn về gấp. Tuy nhiên, anh Lâm chỉ giả vờ gọi và sau đó gọi cho một người cùng đi với anh Sơn nhắn đừng về vì Vinh đang tìm.
Nhân chứng Trương Học Lâm đang trả lời câu hỏi của tòa.
Đến 17 giờ, anh Sơn về tới Trạm CSGT Suối Tre lên phòng Vinh. Biết có chuyện không hay, anh Lâm ngăn nhưng anh Sơn vẫn vào phòng Vinh. Tại đây hai bên nói qua nói lại, anh Sơn đánh vào mặt bị cáo 2-3 cái. Bị cáo rút súng ra thì anh Sơn chụp tay bị cáo, hai bên giằng co. Súng cướp cò hai phát, một phát trúng vào anh Phú, một phát không trúng ai. Hai bên tiếp tục giằng co, bị cáo bắn thêm hai phát trúng vào hông của anh Sơn. Trước khi súng hết đạn, bị cáo còn bắn thêm bốn phát nhưng không trúng ai. Khi thấy anh Sơn bị thương anh Lâm cũng mọi người đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên thiếu tá Sơn đã tử vong.
Khi tòa hỏi bị cáo Vinh, bị cáo khẳng định nhân chứng Lâm nói không đúng “tôi không cầm súng đi lòng vòng tìm Sơn”. “Tòa hỏi bị cáo cái gì cũng không nhớ, khi hỏi từng chi tiết lại khai nhận. Bị cáo không bị thần kinh, nếu bị thần kinh đã cho đi khám giám định thần kinh. Bị cáo phải thành khẩn khai báo chứ”, Chủ tọa phiên tòa nói.
10 giờ 15: Bị cáo luôn quanh co về hành vi của mình
Tuy nhiên chủ tọa phiên tòa cho rằng, bị cáo khai nhận quanh co, không đi thẳng vào câu hỏi của tòa. Chủ tọa phiên tòa hỏi tiếp: “Bị cáo có thừa nhận do súng của mình khiến anh Sơn chết không?” “Không ạ”, bị cáo trả lời. Tòa hỏi tiếp: “Bị cáo khai là có những người lạ mặt xông vào phòng mình không?” “Có ạ”, bị cáo trả lời.
Quang cảnh phiên tòa. ẢNH: HỒNG TÚ
Vì những nội dung trong cáo trạng bị cáo đều cho rằng không đúng nên HĐXX cho phép cho đại diện VKSND có ý kiến. VKSD tỉnh Đồng Nai cho rằng, trong suốt quá trình điều tra lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của các nhân chứng. Bị cáo cần có thái độ thành khẩn, khai nhận hành vi của mình. Việc bị cáo khai nhận hay không nhận là quyền của bị cáo, tuy nhiên VKS sẽ chứng minh được hành vi của bị cáo. “Bị cáo xác định dùng súng bắn vào nhau hôm đó hay không?”, VKSND hỏi. Bị cáo trả lời: “Dạ có”. “Vậy tại sao bị cáo còn quanh co?”, VKSND hỏi. Bị cáo im lặng.
Tuy nhiên khi VKS nêu lời khai của bị cáo trước đó trong quá trình điều tra, bị cáo Vinh khẳng định “không đúng” .
10 giờ: Bị cáo không công nhận với kết luận điều tra
Bị cáo cho rằng kết luận điều tra của cơ quan công an chuyển sang VKSND cùng cấp truy tố còn nhiều tình tiết chưa rõ, chưa đúng.
Trong phần xét hỏi, bị cáo cho biết, Vinh sang phòng anh Sơn thấy có ba cô gái đang nhảy nhót”. Tuy nhiên Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo đi thẳng vào câu hỏi.
Bị cao khai khi vào trong phòng của anh Sơn nhìn thấy Chí (Trúc): “Mày làm ăn được lắm, còn thằng anh mày thì sao?” Nghe hỏi vậy, Chí không nói gì hết. “Bị cáo nhìn thẳng vào mặt Chí, nên Chí đánh thẳng vào mặt mình”. Chủ tọa phiên tòa cho rằng bị cáo Vinh lòng vòng không đúng với nội dung của cáo trạng. Sau đó Vinh khai: “Chí đập vô mặt rồi đi ra ngoài, một số người cũng theo ra ngoài luôn”. “Có biết vì sao Chí đánh mình không?”, tòa hỏi. “Lúc đó không nghĩ tới”, bị cáo trả lời.
Bị cáo khai Sơn nói: “Anh nó mà nói bằng thằng nó đánh mày là phải rồi”. Vinh nói: “Tao với mày là đồng đội với nhau, mày không bênh tao mà bênh nó?” Sau đó giữa Vinh và Sơn xảy ra xô xát và được mọi người can ngăn. Sau đó Vinh đón xe taxi về Trạm CSGT. “Tôi bị đánh cảm thấy xấu hổ nên khi về đến Trạm CSGT tôi lên lầu 2 để tìm Sơn. Không thấy Sơn nên tôi quay về lấy bông băng vào nhà vệ sinh để kiểm tra vết thương vùng mặt”, bị cáo Vinh nêu trước tòa.
Khi HĐXX hỏi về khẩu súng: “Làm nhiệm vụ về, khẩu súng của bị cáo để đâu?”, tòa hỏi. “Để trong tủ”, bị cáo trả lời. “Vậy sao để khẩu súng dưới gối”, tòa hỏi tiếp. “Vì bị cáo mải đi nhậu, thay đồ nên quên”, bị cáo trả lời.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, tôi đang nằm trên giường thì Sơn vào phòng rồi túm tóc đập liên tiếp vào đầu tôi. Lúc bị Sơn đánh chưa ngồi dậy. Lúc này có hai người lạ mặt xông vào đánh (người ngoài) không biết đó là ai nhảy lên giường đánh tôi. Tôi bị đánh không có ai can ngăn. Tôi chỉ biết ôm đầu, con mắt không mở được. Tôi sờ lấy khẩu súng để trên đầu giường.
“Lúc này súng đã lên đạn. Khẩu súng lên đạn cách đó hơn 2 tuần. Trước đó, Khi làm nhiệm vụ, tôi có đuổi bắt một nghi can đua nóng và bắn chỉ thiên từ đó để súng như vậy. Chốt an toàn thường xuyên bị mở ra. Vì vậy khi la lên tôi bóp cò luôn, tôi chỉ muốn bắn chỉ thiên để mọi người lui ra. Tuy nhiên những người này muốn ám sát tôi”, bị cáo khai tại tòa.
Khi bị cáo Vinh bắn hai phát súng không thấy có ai la lên. “Tôi không biết mình có bắn không nhưng súng vẫn nổ. Lúc đó tôi không biết đã bắn Sơn, sau này cơ quan công an có kết luận điều tra mới biết là anh Sơn chết từ khẩu súng của tôi” bị cáo nói.
“Tôi không công nhận với kết luận điều tra. Vì kết luận sai hoàn toàn. Những người đã đánh tôi bây giờ đều được đưa ra ngoài để làm bằng chứng hết”, bị cáo khai.
9 giờ 30
Khẩu súng dùng để bắn thiếu tá Sơn là súng được cấp cho Vinh từ năm 2011, Vinh có quyền giữ súng 24/24, một năm mới nộp về cho đơn vị 1 lần.
Theo lời khai của Vinh, tại quán karaoke hôm đó, khi Vinh hỏi thăm về anh của Chí đã dùng từ "thằng". Chí không trả lời mà đánh luôn vào mặt Vinh. Vinh nói thêm sau khi tức giận vì ông Sơn không bênh vực mình, Vinh có đánh ông Sơn một cái, bị ông Sơn đánh trả vào bụng và bốn người khác xúm vào tấn công.
Vinh cũng phủ nhận luôn việc cầm súng đi kiếm thiếu tá Sơn. "Bị cáo chỉ muốn đi gặp nói chuyện phải trái. Khi đánh cấp trên bị cáo thấy mình đã sai". Tuy nhiên, chi tiết này bị chủ tọa phản bác: "Nếu chỉ nghĩ vậy thì làm sao xảy ra chuyện nổ súng?"
Vợ của thiếu tá Sơn (áo caro, hàng ghế đầu) có mặt tại tòa từ sớm
8 giờ 00
Sau gần một năm xảy ra vụ nổ súng trong trạm CSGT Suối Tre làm một sĩ quan tử vong và một người khác bị thương, sáng nay, TAND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử vụ án với tội danh đề nghị cho bị cáo duy nhất Ngô Văn Vinh (39 tuổi, nguyên đại úy CSGT trạm Suối Tre) là giết người.
Bị cáo Ngô Văn Vinh được đưa đến phiên tòa
Bị cáo Vinh được đưa đến tòa
8 giờ 30
HĐXX vào phòng xử án.
Sau khi nghe thư ký báo cáo sự tham gia của những người được triệu tập và sự vắng mặt nhân chứng quan trọng là Trương Thành Trí (Trúc) chủ tọa hỏi ý kiến của đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Đại diện KSV đề nghị HĐXX tiếp tục phần xét hỏi, đến lượt mình, KSV sẽ nêu quan điểm.
HĐXX bắt đầu phiên tòa với phần xét hỏi với bị cáo Vinh, đại diện người bị hại (vợ anh Sơn), nguyên đơn dân sự (Đoàn Thanh Phú), các nhân chứng.
Sau xét hỏi làm rõ nhân thân, giải thích quyền, nghĩa vụ của từng người, vị đại diện VKS nêu quan điểm việc vắng mặt nhân chứng Trí không làm ảnh hưởng đến việc xét xử nên đề nghị tiếp tục phiên tòa. Luật sư bào chữa cho bị cáo, luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại cũng thống nhất với ý kiến của KSV.
Bị cáo VInh đang trao đổi với luật sư Khưu Thanh Tâm (Đoàn luật sư TP.HCM) bào chữa cho mình
8 giờ 45 phút
Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục, chuyển sang phần xét hỏi. Vị đại diện VKS công bố bản cáo trạng.
Lú này, hai nhân chứng Trương Thành Chí (Trúc), người đã đánh Vinh ở quán karaoke) dẫn đến mâu thuẫn giữa Sơn và Vinh cùng ông Nguyễn Văn Đông đã có mặt tại tòa.
Nhân chứng Trương Thành Chí (áo xám)
9 giờ 30
Theo lời khai, Vinh vào ngành năm 1994, tháng 7-1995 được điều đến Phòng CSGT Đồng Nai.
Khẩu súng dùng để bắn thiếu tá Sơn là súng được cấp cho Vinh từ năm 2011, Vinh có quyền giữ súng 24/24, một năm mới nộp về cho đơn vị 1 lần.
Tại quán karaoke hôm đó, khi Vinh hỏi thăm về anh của Chí đã dùng từ "thằng". Chí không trả lời mà đánh luôn vào mặt Vinh. Bị cáo Vinh phủ nhận chuyện Chí nói câu "Mày học chung lớp với tao, có khi nào tao nói 'ê thằng Vinh' chưa mà mày kêu anh tao bằng thằng. Mày biết anh tao bao nhiêu tuổi chưa?". Vinh nói thêm sau khi tức giận vì ông Sơn không bênh vực mình, Vinh có đánh ông Sơn một cái, bị ông Sơn đánh trả vào bụng và bốn người khác xúm vào tấn công.
Tòa hỏi có nhận ra ai tấn công hay không. Vinh chỉ mặt Phong và nói có thêm 2 người trọc đầu.
Vinh cũng phủ nhận luôn việc cầm súng đi kiếm thiếu tá Sơn. "Bị cáo chỉ muốn đi gặp nói chuyện phải trái. Khi đánh cấp trên bị cáo thấy mình đã sai". Tuy nhiên, chi tiết này bị chủ tọa phản bác: "Nếu chỉ nghĩ vậy thì làm sao xảy ra chuyện nổ súng?"
Vinh chính là người đã dùng súng bắn chết đồng đội của mình là thiếu tá Trần Ngọc Sơn, phó trạm CSGT Suối Tre. Vinh là bị cáo duy nhất trong vụ án bị truy tố ra tòa về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (khoản 1, điều 95 Bộ luật hình sự). Khung hình phạt cho tội danh này là từ sáu tháng đến ba năm tù giam.
Nhiều đồng đội của Vinh và Sơn đã đến tham dự phiên tòa. Vợ của nạn nhân Trần Ngọc Sơn là bà Nguyễn Thị Bích Vân cũng đến dự phiên tòa.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Trần Thanh Tùng. Hai hội thẩm nhân dân của phiên tòa là ông Nguyễn Ngọc Tính và ông Nguyễn Văn Bình. Luật sư bào chữa cho bị cáo Vinh là ông Khưu Thanh Tâm.
Theo cáo trạng, chiều 22-9-2013, thiếu tá Trần Ngọc Sơn cùng ba người bạn đến một tiệm karaoke ở thị xã Long Khánh vui chơi. Tại đây, nhóm của anh Sơn gặp nhóm của đại úy Vinh, vốn là thuộc cấp của Sơn tại trạm CSGT Suối Tre. Giữa Vinh và Trương Thành Chí (Trúc - bạn Sơn) xảy ra mâu thuẫn vì Vinh gọi anh của Chí là "thằng". Vinh bị Chí dùng ly bia đập vào mũi chảy máu. Tức giận vì thượng cấp không bênh vực mình, Vinh đã đánh trả vào cổ thiếu tá Sơn. Khi về đến Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre, Vinh lấy khẩu súng K59 được cấp qua phòng tìm anh Sơn nhưng không gặp. Thấy thái độ của Vinh, một người trong cơ quan đã nhắn tin cho anh Sơn biết và khuyên đừng về cơ quan. Tuy nhiên, đến 17 giờ cùng ngày, anh Sơn vẫn về cơ quan, chủ động đi kiếm Vinh. Khi gặp Vinh, thiếu tá Sơn nói: "Vinh đen, mày kiếm tao, mày ngon mày bắn tao đi?” rồi đánh vào mặt, đầu Vinh ba cái. Tức giận, Vinh chụp cây súng để ở đầu giường, mọi người lao vào can ngăn. Trong lúc giằng co, súng nổ tổng cộng tám phát, trong đó có một phát trúng anh Đoàn Thanh Phú, hai phát trúng anh Sơn. Khi súng hết đạn, mọi người mới đưa được những người bị thương đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, tối cùng ngày thiếu tá Sơn tử vong. |