Vụ “hét” cát-sê 110 triệu đồng, Mỹ Tâm bị oan

Sáng 10-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng nói lại cho rõ vụ việc. Ngay tại cuộc họp rà soát lại công tác chuẩn bị trong ngày 9-4, đại diện phía Công ty TNHH Du lịch Sơn Lâm, Hà Nội, đơn vị đảm nhận thực hiện chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2013 (DIFC 2013) đã trình bày phương án của mình. Theo đó, Công ty này đề xuất tổng kinh phí hơn 4,7 tỉ đồng, tăng 431 triệu đồng so với DIFC 2012, trong đó, phần cát-sê của ca sĩ Mỹ Tâm  là 6.000USD/đêm diễn (tương đương 110 triệu đồng).

Vụ “hét” cát-sê 110 triệu đồng, Mỹ Tâm bị oan ảnh 1

Mỹ Tâm bị oan trong vụ "hét" giá cát-sê. Ảnh: Hiệp Văn
                                       
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng quyết định không đồng ý mời ca sĩ Mỹ Tâm tham gia chương trình nghệ thuật tại DIFC 2013 với lý do tiền cát-sê như thế là quá cao. 
                                                  
Ông Thanh cho biết thêm, số tiền cát-sê của Mỹ Tâm là do phía Công ty TNHH Du lịch Sơn Lâm đưa vào phương án, chứ sở không hề làm việc với Mỹ Tâm. “Mọi chương trình nghệ thuật đều giao cho Công ty Sơn Lâm đảm nhận. Công ty mời ca sĩ nào, chương trình nghệ thuật ra sao là do phía họ làm việc, còn lãnh đạo Sở VH-TT-DL cũng như lãnh đạo thành phố chỉ đựa trên phương án báo cáo chương trình để bàn bạc, điều chỉnh phê duyệt hay không phê duyệt” - ông Thanh nói.

Vụ “hét” cát-sê 110 triệu đồng, Mỹ Tâm bị oan ảnh 2

Nữ ca sĩ này cũng đã lên tiếng phản bác vụ việc. Ảnh: Hiệp Văn
                   
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Phó Giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm thông tin rằng họ có trao đổi với đại diện của ca sĩ Mỹ Tâm để mời tham gia chương trình DIFC 2013. Phía đại diện của Mỹ Tâm cũng nói rằng mức cát-sê trung bình của một đêm diễn khoảng 6.000 USD nhưng mỗi chương trình đều có bàn bạc, thảo luận rồi mới đi đến quyết định ký hợp đồng. Công ty dùng mức giá trung bình trên để đưa vào phương án trình UBND TP Đà Nẵng chứ chưa thảo luận cụ thể hay trao đổi gì thêm với phía Mỹ Tâm.
“Nếu UBND TP thấy mức giá cát-sê của Mỹ Tâm quá cao, có thể yêu cầu công ty thương thảo với Mỹ Tâm để thống nhất hạ tiền cát-sê xuống. Nhưng lãnh đạo thành phố quyết định loại Mỹ Tâm nên công ty không liên hệ ca sĩ này nữa. Tôi nghĩ, nếu chúng tôi đề nghị Mỹ Tâm lấy giá cát-sê rẻ hơn để về biểu diễn tại quê hương Đà Nẵng, chắc Mỹ Tâm sẽ sẵn sàng” - Bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Phó Giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm cho biết.
Nhiều lý do để tăng kinh phí!
                                   
Theo giải thích của bà Hải, kinh phí 4,7 tỉ đồng mà Công ty TNHH Sơn Lâm đề nghị là kinh phí gồm nhiều hạng mục: âm thanh, ánh sáng, màn hình và chương trình nghệ thuật. 
Hơn nữa, sau khi trình mức kinh phí này lên cho Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng xem xét và được Sở này nhất trí thông qua để trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt. Như vậy, kinh phí này tăng thêm 431 triệu đồng so với DIFC 2012.
Theo giải thích của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, sở dĩ kinh phí tăng thêm 431 triệu đồng là do tăng thiết bị bổ sung hệ thống âm thanh cho khu vực sân khấu theo yêu cầu của Công ty Global 2000 theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng (phần tăng thêm 200 triệu đồng).
Ngoài ra, do tăng các khoản tiền lương cơ bản, nhuận bút sáng tác, chi phí vận chuyển (xe ô tô, vé tàu, vé máy bay…) so với năm 2012 là 231 triệu đồng. Bà Hải cũng thanh minh thêm, Công ty đã từng 5 lần sát cánh cùng với DIFC nên có nhiều kinh nghiệm trong khâu tổ chức chương trình và mong muốn DIFC 2013 sẽ hoành tráng hơn. “Số tiền 4,7 tỉ đồng mà Công ty đề nghị là dựa trên phương án xây dựng chương trình hợp lý” - Bà Hải nói. 
Tuy nhiên, mức đề xuất 4,7 tỉ đồng này đã bị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến không đồng ý và yêu cầu hạ xuống 3,7 tỉ đồng, với lý do tiền vận động tài trợ cho DIFC 2013 chỉ có 21,9 tỉ đồng (13,540 tỉ đồng tiền mặt, còn lại hiện vật)  và chỉ bằng một nửa kinh phí vận động DIFC 2012 là trên 41 tỉ đồng.
Theo Hoàng Dũng (NLĐO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm