CSGT yêu cầu đưa người đi cấp cứu, có được từ chối?

Sau đó, CSGT yêu cầu dùng ô tô của tôi để chở nạn nhân đến bệnh viện do nạn nhân không thể ngồi xe máy được. Tôi cũng đã chở nạn nhân đến bệnh viện gần đó theo yêu cầu của CSGT.

Xin hỏi, tôi có thể không thực hiện yêu cầu trên của CSGT được không?

Nguyễn Hoàng Quý (hoangquynguyen@gmail.com)

Luật sư HỒ THỊ PHÙNG HÂN, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định CSGT được sử dụng phương tiện giao thông trong một số trường hợp. Trong đó, CSGT “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra TNGT bao gồm: Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn, người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn và các cơ quan chức năng khác.

Ngoài ra, khoản 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định hành vi cố ý không cứu giúp người bị TNGT mặc dù có điều kiện vào một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, khi bạn đang lưu thông trên đường, gặp nạn nhân bị TNGT mà được CSGT trưng dụng phương tiện thì bạn phải thực hiện theo yêu cầu và hỗ trợ CSGT đưa người đi cấp cứu.

Nếu bạn không thực hiện thì sẽ bị chế tài của pháp luật. Nghị định 46/2016 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm không cứu giúp người bị TNGT khi có yêu cầu (khoản 3 Điều 11).

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.