Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà:

'ĐBSCL không đánh đổi môi trường cho phát triển'

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại buổi họp báo Chính phủ về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà thông tin ĐBSCL chưa có hội nghị nào bàn một cách toàn diện về thách thức, tồn tại, khó khăn đã có những tác động đối với vùng đất trù phú nhưng nhạy cảm về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.

ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức mang tính sống còn do mô hình phát triển trước đây không còn phù hợp; chính sách quy hoạch, phân vùng, quản lý thiếu gắn kết, đồng bộ, tổng thể do xu thế đảo ngược của biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến sự phát triển thiếu an toàn, bền vững, làm cho sinh kế của người dân bấp bênh.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong bối cảnh biến đổi khí hậu phải tìm ra được hướng đi mới cho ĐBSCL phát triển lâu dài, bền vững về con người, môi trường, văn hóa với những giải pháp cụ thể trong chính sách chiến lược cụ thể, các giải pháp phi công trình. Đồng thời tiếp cận liên vùng liên tỉnh, liên ngành với quy hoạch tổng thể tích hợp với quyết sách mới có tính hệ thống, chiến lược.

Hội nghị về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được ông Hà cho biết sẽ diễn ra vào cuối tháng 9-2017, sẽ bàn về vấn đề chuyên sâu gồm nhiều phiên thảo luận. Cụ thể, thứ nhất là tổng quan thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL. Thứ hai, quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, huy động điều phối nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL. Thứ ba là nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đây là hội nghị với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương, người dân đại diện ở các tỉnh thuộc ĐBSCL, đặc biệt có sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, xây dựng, giao thông... để tìm ra giải pháp phát triển bền vững cho ĐBSCL trong tương lai.

Tại buổi họp báo, các cơ quan thông tấn báo chí đặt vấn đề về sự phát triển đối với ĐBSCL trong việc bảo vệ môi trường như thế nào. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: “Quan điểm về bảo vệ môi trường là không để sự phát triển mà hy sinh môi trường, đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL.

Vùng ĐBSCL bằng phẳng nhưng lại bị tác động từ hai chiều, đó là lũ từ sông, triều cường xâm nhập mặn từ biển, vì thế môi trường ở ĐBSCL càng phải được chú trọng hơn. Đặc biệt, nói về phát triển phải nằm trong sự tương tác giữa các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường và cũng không nên dùng nhu cầu phát triển để thiếu sự tính toán cân đối giữa điểm này điểm kia”.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.

Đọc thêm

Hà Nội bàn giải pháp xử lý ô nhiễm không khí

Hà Nội bàn giải pháp xử lý ô nhiễm không khí

(PLO)- Tại hội thảo về môi trường Thủ đô sáng 14-3, lãnh đạo TP Hà Nội đã lắng nghe chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm trong xử lý ô nhiễm không khí của TP Bắc Kinh (Trung Quốc).