Trên đây là nội dung trong một nghiên cứu của Trường ĐH Cornell, nghiên cứu chỉ ra rằng ăn chay với chế độ chỉ có rau, củ quả trong một thời gian dài có thể làm thay đổi ADN và khiến con người dễ bị các chứng sưng viêm, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư ruột kết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 70% người sống ở Ấn Độ, quốc gia có rất nhiều người ăn chay, có tỉ lệ cao bị đột biến gen hơn so với nước Mỹ thường ăn thịt, chỉ có 20% bị đột biến gen.
Người ăn chay có nguy cơ bị ung thư ruột kết cao hơn so với người không ăn chay.
Quá trình đột biến sẽ xảy ra sau khi người ăn chay một thời gian dài khiến họ dễ dàng hấp thụ chất acid béo omega-6 từ trong thực vật, đồng thời làm tăng lượng acid arachidonic. Acid này là một dạng của acid béo omega-6. Mặc dù một lượng nhỏ của nó rất cần thiết để não hoạt động và phát triển nhưng khi omega-6 và omega-3 mất cân bằng, lượng arachidonic nhiều quá mức sẽ dẫn tới sưng viêm.
Ở người ăn chay, gen bị đột biến sẽ chuyển các acid béo có trong thực phẩm từ thực vật thành acid arachidonic. Ngoài ra, các gen này còn cản trở cơ thể sử dụng acid béo omega-3 trong cá, hạt đậu có khả năng chống sưng viêm.
Nghiên cứu này giúp giải thích việc người ăn chay lại thường có nguy cơ cao bị ung thư ruột kết, tỉ lệ lên đến 40%, so với người ăn thịt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi mất cân bằng omega-6 và omega-3 có thể là một yếu tố làm tăng các bệnh mạn tính tại các nước đang phát triển.