Ban Chỉ đạo Quốc gia kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại Hậu Giang

(PLO)-  Trưởng đoàn công tác yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, huy động tổng hợp các nguồn lực để phòng chống thiên tai.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 14-8, ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai có buổi làm việc với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Hậu Giang.

Sáng 14-8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến kiểm tra, thăm hỏi người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của sạt lở. Ảnh: NGUYỄN TRINH

Sáng 14-8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến kiểm tra, thăm hỏi người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của sạt lở. Ảnh: NGUYỄN TRINH

Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xảy ra 63 điểm sạt lở, tăng 46 điểm so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chiều dài sạt lở khoảng 1.550m, mất hơn 9.360m2 đất, ước thiệt hại khoảng 5,6 tỉ đồng.

Tại buổi làm việc, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hậu Giang kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia xem xét trình Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi vùng ĐBSCL. Trong đó, quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2.

Cạnh đó, kiến nghị Trung ương hỗ trợ Hậu Giang xây dựng kè chống sạt lở sông Lái Hiếu, với kinh phí khoảng 200 tỉ đồng; kè khắc phục sạt lở bờ Bắc sông Nàng Mau, kinh phí khoảng 150 tỉ đồng. Đồng thời, hỗ trợ địa phương kinh phí thực hiện đề án di dời dân cư cấp bách do thiên tai và đê bao sông Mái Dầm (thuộc huyện Châu Thành).

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hoàng Công Thủy nhận định tình hình sạt lở bờ sông ở ĐBSCL nói chung và trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Theo ông Thủy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sạt lở, như: diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, tác động của thủy điện...

Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, huy động tổng hợp các nguồn lực để phòng chống thiên tai. Ảnh: NGUYỄN TRINH

Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, huy động tổng hợp các nguồn lực để phòng chống thiên tai. Ảnh: NGUYỄN TRINH

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về diễn biến phức tạp và hậu quả của sạt lở, sụp lún, ngập úng.

Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng chống thiên tai. Đặc biệt, cần có giải pháp cấp bách và lâu dài, huy động tổng hợp các nguồn lực để phòng chống thiên tai.

Chủ động di dời người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tránh để bị động bất ngờ dẫn đến nguy hại tính mạng của người dân; chủ động hỗ trợ đời sống người dân chịu ảnh hưởng của sạt lở. Tiếp tục khắc phục các khu vực sạt lở để bảo đảm an toàn cho tính mạng bà con và các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Sáng cùng ngày, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến kiểm tra, thăm hỏi người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của sạt lở tại huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành.

Tại buổi làm việc, thành viên đoàn kiểm tra đã góp ý cho Hậu Giang một số vấn đề, như: việc thu, sử dụng quỹ phòng chống thiên tai; vấn đề chậm ban hành kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2023; vấn đề quản lý khai thác cát trên sông; vấn đề kiểm soát xây dựng nhà ở ven sông...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm