Đến 11 giờ, Vũng Tàu có gió mạnh kèm mưa to. Một số tuyến đường bị ngập, cây gãy đổ.
Vũng Tàu đang hứng đợt mưa to đến 240 mm trong vòng bốn tiếng đồng hồ nên gây ngập nhiều nơi.
Vũng Tàu có mưa lớn, gió mạnh gây ngập một số tuyến đường, cây trên đường Nguyễn Văn Trỗi ngã đổ la liệt.
Cây ngã ra đường làm sập nhà dân, hỏng trụ sở một công ty ở Vũng Tàu.
Hiện chưa có thống kê về thiệt hại ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên theo thông tin ban đầu mà chúng tôi nắm được, địa phương có ít nhất 5 căn nhà bị hư hại, tốc mái. Có gần 50 cây xanh ngã đổ, ngập tại một số tuyến đường.
+ Hiện ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) có mưa to, gió giật mạnh, một số cây nhỏ ven đường ngã đổ.
Các tuyến đường vắng người…
Khoảng 13 giờ, Cần Giờ có có mạnh, mưa to. Một số cây xanh ngã ba75t gốc, đổ trên đường Duyên hải.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đi thị sát ở Cần Giờ
Theo ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch huyện Cần Giờ, trên địa bàn có một nhà bị tốc mái nhưng đã được lực lượng tại chỗ hỗ trợ chèn chống lại. Ngoài ra còn một số cây xanh trên đường Duyên Hải bị gãy đổ, đè lên đường dây điện, các lực lượng chức năng đang tích cực dọn dẹp một cách nhanh nhất
Lúc 11 giờ 20 tại các quận trung tâm TP.HCM mưa đã bắt đầu nặng hạt. Trên nhiều tuyến đường như Trường Chinh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trường Sơn… các cửa hàng đóng cửa.
Mưa bắt đầu nặng hạt ở các quận trung tâm TP.HCM và Cần Giờ.
Theo một lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, lúc 12 giờ trưa 25-11, bão đã đi qua Vũng Tàu và đang vào Cần Giờ (TP HCM) với sức gió mạnh cấp 6, thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển vào đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ.
Từ chiều 25-11 đến hết đêm, các tỉnh Nam Bộ sẽ có mưa trên diện rộng, triều cường đang thấp nên khả năng ngập úng không nghiêm trọng..
+ Tại Bình Thuận, nơi dự kiến bão sẽ đi qua nhưng sau đó chệch hướng. Dù vậy nó cũng gây thiệt hại nhẹ cho địa phương này.
Bão gây thiệt hại nhẹ cho Bình Thuận.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại trong hai ngày qua không đáng kể. Tại huyện đảo Phú Quý có hai tàu bị chìm tại cảng do va đập nhau hiện đang tổ chức trục vớt. Tại "thủ đô resort" Mũi Né, chỉ có một số cây dừa ngã đổ, hầu hết du khách đều được khuyến cáo ở tại nơi lưu trú, hạn chế di chuyển cho đến khi bão tan.
Giao thông đường bộ, đường sắt qua Bình Thuận bình thường.
Do ảnh hưởng của bão số 9, ở Phan Thiết, Vũng Tàu đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Hoàn lưu bão đã gây mưa rất to cho khu vực Trung bộ (200-300 mm). Trong ba giờ qua, bão số 9 hầu như ít di chuyển và có cường độ suy giảm. Hồi 10 giờ ngày 25-11, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 90 km. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10 km. Như vậy trưa nay bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9; sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 25-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở ngay trên khu vực biên giới các tỉnh miền Đông Nam bộ và Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ). TP.HCM: Ngày và đêm nay (25-11) có mưa rất to (100-200 mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt. Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh. Sóng trên biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão cao 4-5 m. Ven biển từ Vũng Tàu tới Cà Mau đề phòng nước biển dâng cao do triều cường kết hợp với nước dâng do bão. Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở vịnh Bắc bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động. Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió giật cấp 6-7. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam bộ. Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam bộ có mưa to 50-100 mm. Từ đêm nay (25-11) đến đêm 27-11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: Các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80 mm/ngày); ở Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150 mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200 mm/ngày). Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28-11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức báo động 2-3, các sông nhỏ lên trên báo động 3; các sông khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1-2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2-3. |