Ngày 10-10, thông xe tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (Hà Nội)

Tuyến đường này thông xe, sẽ giảm tải và ách tắc giao thông cho đường 70, đường Kim Giang và nút thắt Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đường Xa La – Nguyễn Xiển hoàn thành cùng với tuyến đường trục Tây Nam Hà Nội sẽ là con đường nối thẳng từ đường vành đai 3 đến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đi KĐT Thanh Hà chỉ 10 phút

Tuyến đường đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ các quận Thanh Xuân, quận Hoàng Mai tới khu đô thị Thanh Hà - Mường Thanh, thời gian chỉ còn khoảng 10 phút thay vì 30 phút.

Nút điểm cuối cùng của dự án sẽ hoàn thành trước ngày 10-10-2019 giao với đường trục Tây Nam Hà Nội

Bản đồ tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La

Đường có mặt cắt ngang rộng 50m, gồm 2 làn xe và 2 làn đường gom, hai dải phân cách, trong đó dải phân cách trung tâm rộng hơn 1m.

Giao thông thuận tiện để đi vào nội thành ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến chỉ 4,5 km, rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đến khu đô thị Thanh Hà chỉ còn 10 phút.

Bất động sản ven đô trở thành kênh đầu tư hợp lý

Tuyến đường sẽ giống như tuyến đường Lê Văn Lương (kéo dài) trước đó, giảm tải cho các tuyến đường lân cận như Nguyễn Trãi, Trần Phú, tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực phía Tây Nam Hà Nội. Đối với riêng dự án khu đô thị Thanh Hà, khi tuyến đường này hoàn thành sẽ vô cùng thuận lợi để phát triển.

Áp lực giãn dân ngày một gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây kéo theo nhu cầu ở mọi tầng lớp dân cư tăng cao. Theo quy hoạch với mục tiêu  giãn dân, cần hình thành những khu đô thị vệ tinh là một điều tất yếu. Bất động sản ven đô cũng trở thành tâm điểm của phân khúc căn hộ bình dân và là kênh đầu tư khá phù hợp. Khu đô thị Thanh Hà ra đời vào lúc này chính là thời điểm bùng nổ của thị trường.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường đóng vai trò kết nối các phân khu chức năng, giải quyết vấn đề giao thông đô thị và phát triển dân sinh trong khu vực phía Tây Nam Hà Nội

Sự phát triển nhanh chóng, đồng bộ về cơ sở hạ tầng của khu đô thị Thanh Hà đã khiến khu vực phía Tây Nam Hà Nội trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư. Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, UBND Hà Nội đã phê duyệt phía Tây Nam thủ đô thành trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố và nhận được sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng: điện đường - trường - trạm.

Cây xanh dọc tuyến đường và các hạng mục chiếu sáng đã sẵn sàng

Ngoài sự tiện lợi về giao thông, phía Tây Nam còn nổi bật bởi hệ thống trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm thương mại – giải trí, chăm sóc sức khỏe được đầu tư đồng bộ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm