Bình Thuận kiến nghị hàng loạt vấn đề về titan

Ngày 11-9, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã có cuộc họp với Ban Kinh tế Trung ương liên quan đến đề xuất điều chỉnh quy hoạch titan theo Quyết định số 1546 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. 

Thủ phủ titan kêu cứu - Bài 1: Được ít, mất nhiều - ảnh 2

Cảnh hoang tàn ở những dự án khai thác titan, chưa biết đến khi nào môi trường mới được phục hồi. Ảnh: TRUNG THANH

Theo một nguồn tin cho biết tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Ban Kinh tế Trung ương kiến nghị lên Ban Bí thư xem xét để đưa các khu vực có trữ lượng khoáng sản titan lớn vào khu vực dự trữ quốc gia.

Theo tỉnh Bình Thuận, quy hoạch titan trên không được xây dựng trên nền tảng kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng quặng mà chỉ dựa vào kết quả điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên có độ tin cậy thấp. Vì vậy tỉnh Bình Thuận đề nghị khi nào Việt Nam chưa có công nghệ chế biến, sản xuất các sản phẩm giá trị cao từ titan thì tạm ngưng khai thác.

Tài liệu mới nhất của UBND tỉnh Bình Thuận cho hay theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 26 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác với tổng diện tích 19.527 ha, với trữ lượng tài nguyên khoảng 133,3 triệu tấn. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát hiện nay, trong 26 khu vực quy hoạch titan thì có 18 khu vực chồng lấn với 32 dự án khác đã được chấp thuận đầu tư. Tổng diện tích chồng lấn là 2.743 ha.

Tỉnh Bình Thuận cũng cho hay các dự án thăm dò, khai thác titan theo quy hoạch phần lớn nằm dọc ven biển, có địa hình cao so với các dự án, khu dân cư xung quanh, chồng lấn dự án, quy hoạch du lịch, an toàn khu vực mỏ không cao khi đi vào hoạt động, dễ xảy ra các sự cố về môi trường…

Những hồ bùn đỏ khổng lồ chực chờ gây họa - ảnh 1

Hồ chứa bùn đỏ khổng lồ nằm ngay trên đồi cao, khu vực mỏ titan của Công ty ĐC. Ảnh: TH.PH 

Trước tình trạng đó, tỉnh Bình Thuận kiến nghị quy hoạch titan trong thời gian tới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh. Các khu mỏ đưa vào quy hoạch titan phải đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội, an toàn cho khu vực mỏ khai thác và đời sống của nhân dân. Việc này cũng phải phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cảnh quan thực tế tại tỉnh Bình Thuận. Khu vực mỏ nào có nguy cơ ảnh hưởng đến dân sinh, không an toàn, không đảm bảo nguồn nước; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước; chồng lấn nhiều dự án... thì xem xét đưa vào dự trữ khoáng sản hoặc đưa ra khỏi quy hoạch. 

Bên cạnh đó, cần xem xét rà soát, đánh giá lại tài nguyên, trữ lượng quặng titan, khu vực nào tài nguyên, trữ lượng tập trung quy mô lớn, khai thác hiệu quả kinh tế thì mới xem xét đưa vào quy hoạch giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, cần rà soát, đánh giá năng lực đầu tư, năng lực tài chính của các chủ đầu tư đã cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản titan, đơn vị nào không đảm bảo điều kiện thì không tiếp tục cho phép đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm