Bộ Tài chính đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế

(PLO)- Cơ quan thuế địa phương sẽ tăng cường áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, người đại diện doanh nghiệp nợ thuế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tài chính vừa có văn bản UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước đề nghị tăng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, đại diện doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế.

Văn bản được ban hành trong bối cảnh, số nợ đọng thuế tại nhiều địa phương trong 4 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng cao, đặc biệt các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Theo pháp luật hiện hành, việc sử dụng hoá đơn điện tử theo từng lần phát sinh là quy định bắt buộc đối với tất cả các giao dịch nhưng ở một số ngành hàng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa thực sự tuân thủ. Còn người dân chưa có thói quen lấy hóa đơn khi tiêu dùng, mặc dù cơ quan thuế đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền và triển khai.

Năm nay, Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính tăng đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, đảm bảo tỷ lệ nợ đọng trên tổng số thực thu ngân sách Nhà nước đến 31-12 tới không vượt quá 8%. Cùng đó, tổng số nợ thuế, phí đến cuối năm nay cũng không được vượt quá 5%.

Để chống thất thu thuế, Bộ Tài chính yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tăng cường rà soát, đôn đốc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong năm 2024 đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các lĩnh vực bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vận tải hành khách đường bộ, xăng dầu, kinh doanh vàng bạc, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, thẩm mỹ, bán lẻ thuốc tân dược, phí đường bộ, cáp treo...

nợ thuế
Bộ Tài chính yêu cầu đẩy mạnh áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, người đại diện doanh nghiệp nợ thuế. Ảnh: Minh Trúc

Để thu hồi nợ thuế, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo để tiến hành rà soát danh sách người nộp thuế có số nợ thuế lớn trên địa bàn và triển khai quyết liệt các biện pháp cưỡng chế, thu hồi nợ thuế.

Đặc biệt là các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dây dưa kéo dài.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân có nợ thuế hoặc cá nhân là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế đang bị cưỡng chế nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Đối với các dự án chây ì, nợ thuế kéo dài thì ban chỉ đạo phải tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố thực hiện việc thu hồi đất theo quy định.

Thực tế, biện pháp cưỡng chế tạm hoãn xuất cảnh được cơ quan thuế, hải quan áp dụng có xu hướng tăng thời gian qua. Đây là công cụ để các cơ quan này thu hồi các khoản nợ tồn đọng về ngân sách Nhà nước.

Năm 2023, thu hồi nợ thuế ước đạt 45,96 nghìn tỉ đồng. Đến cuối năm ngoái, tổng số tiền nợ do ngành thuế quản lý ước đạt 163,9 nghìn tỉ đồng, tăng 10,9% so với năm trước đó.

Nguyên nhân nợ thuế tăng do kinh tế chưa khởi sắc, doanh nghiệp khó khăn, tài sản đều đã thế chấp ở ngân hàng nên khi cưỡng chế thì chưa thu hồi được; một số người nộp thuế rời bỏ thị trường làm tăng tiền nợ khó thu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm