Cận cảnh nghề nguy hiểm bảo vệ voi châu Phi

(PLO)- Kiểm lâm viên được xem là nghề nguy hiểm ở Chad khi họ thậm chí phải mất mạng khi bảo vệ voi và những loài động vật quý hiếm khác tại đây.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cha của ông Abdelkerim Brahim bị giết cách đây 10 năm. Khi ấy, những kẻ săn trộm ngà voi mang theo súng AK-47 và có thể đã vượt từ Sudan sang Chad. Từ đó, những kẻ này cưỡi ngựa khoảng 300 km qua bãi cát vùng Sahel. Mục tiêu của họ là vườn quốc gia Zakouma – nơi cha của ông Brahim đang đi tuần tra.

Cha ông Brahim là một kiểm lâm viên. Vào thời điểm những kẻ săn trộm đến, cha ông Brahim ở bên ngoài vườn quốc gia – nơi đàn voi thường di cư vào mùa mưa. Khi những kẻ săn trộm nổ súng, cha ông Brahim đã thành khẩn cầu nguyện. Đạn nổ từ mọi hướng, khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có cha ông Brahim.

Ông Brahim cho biết: “Tôi nghe nói họ là Janjaweed” có nghĩa là “ác quỷ trên lưng ngựa”. Đó là cách người ta gọi lực lượng vũ trang xông vào các ngôi làng ở Darfur (phía tây Sudan), cướp bóc, hãm hiếp và giết chóc. Bây giờ họ đã đến để bắt những con voi cuối cùng ở Chad.

Kiểm lâm viên
Đàn voi tại vườn quốc gia Zakouma (Chad) vào năm 2019. Ảnh: GETTY IMAGES

Quyết định quan trọng

Thời điểm chính xác xảy ra vụ việc là vào năm 2012. Khi ấy, giá ngà voi cao, súng rẻ và nạn săn trộm tràn lan.

Không chỉ những “Janjaweed”, người dân từ các khu vực xung quanh vườn quốc gia cũng đột kích vào nơi này. Ngoài ra, các “Janjaweed” không thể hoạt động nếu không có những kẻ tiếp tay, vốn là người dân địa phương.

Những kẻ đột nhập vào vườn quốc gia lấy thịt linh dương, heo rừng để tiêu dùng và để bán. Họ cũng đến để săn hà mã để lấy da. Nhưng phần lớn họ đến để tìm ngà voi.

Những con voi của vườn quốc gia Zakouma đang biến mất nhanh chóng. Những kẻ săn trộm thường dùng giáo giết từ 20 đến 30 con voi cùng một lúc. Họ dùng rìu để chặt ngà voi, vận chuyển những chiếc ngà này bằng ngựa, lạc đà đến Sudan và từ đó đến các thị trường toàn cầu.

Nửa thế kỷ trước, Chad có tới 300.000 con voi. Nhưng khi người châu Âu đến đây và săn bắt loài động vật này, số lượng của chúng đã giảm đáng kể.

Vào cuối thế kỷ XX, đàn voi khoảng 4.400 con cuối cùng của Chad đã đến vườn quốc gia Zakouma để trú ẩn. Một thập niên sau, 90% trong số 4.400 con voi này cũng biến mất do bị săn trộm. Những con voi còn lại sống cùng nhau và chúng ngừng sinh sản.

Đó cũng là khoảng thời điểm cha ông Brahim bị bắn chết.

Vài ngày sau khi cha mất, ông Brahim đã đưa ra một quyết định quan trọng, đó là ông cũng sẽ trở thành kiểm lâm viên.

“Vườn quốc gia này là một phần di sản quốc gia của chúng tôi” – ông Brahim nói.

ftcms_c5ce0542-0986-4392-8a52-42d9afcd5de6.jpg
Kiểm lâm viên tại vườn quốc gia Zakouma (Chad). Ảnh: GETTY IMAGES

Từ nhỏ, ông Brahim đã được cha truyền cho tình yêu động vật. Vào thời điểm đó, ông cũng cần công việc. Ông Brahim hiện có 1 em trai và 4 em gái cần phải chăm sóc.

Một nhân viên kiểm lâm ở Chad kiếm được 190 USD/tháng. Tại Chad – một trong những quốc gia phát triển chậm của thế giới, số tiền này không hề nhỏ.

Giấc mơ lớn

Trước tình hình nạn săn trộm đáng báo động, từ năm 2010, chính phủ Chad đã mời tổ chức phi chính phủ Công viên Châu Phi (trụ sở chính ở Nam Phi) làm cơ quan quản lý vườn quốc gia Zakouma. Công viên Châu Phi đã đưa vào sự quản lý chuyên nghiệp, thiết bị theo dõi định vị toàn cầu và thành lập lực lượng phản ứng nhanh để đối phó nạn săn trộm.

Kể từ đó, nạn săn trộm giảm bớt, trường hợp săn trộm voi gần đây nhất là vào năm 2016. Hiện nay ở Zakouma có gần 1.000 con voi.

Ông Peter Fearnhead là giám đốc điều hành của Công viên Châu Phi. Kể từ khi thành lập vào năm 2000 đến nay, tổ chức này nhận được sự hỗ trợ của các nguyên thủ quốc gia và các hoàng gia. Công viên Châu Phi hiện quản lý 22 vườn quốc gia ở 12 nước, với tổng diện tích là 20 triệu ha.

Tuy nhiên, tham vọng của Công viên Châu Phi không chỉ vậy.

Ông Fearnhead muốn liên kết các khu bảo tồn mà Công viên Châu Phi quản lý với những khu bảo tồn mà tổ chức này không quản lý, tạo thành các “cảnh quan lớn” xuyên biên giới các quốc gia.

Theo đó, kế hoạch này bắt đầu từ vườn quốc gia Zakouma, đi qua Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và miền bắc Cộng hòa Dân chủ Congo. Kế hoạch này cũng bao gồm việc tạo lập “hành lang” dành cho động vật hoang dã và những người chăn nuôi di cư hàng nghìn km từ nước này sang nước khác.

Kế hoạch này chắc chắn mất thời gian rất lâu, bởi việc quản lý 1 vườn quốc gia là đã rất khó khăn.

Ông Cyril Pélissier là quản lý vườn quốc gia Zakouma.

Theo ông Pélissier, việc quản lý một công viên giống phụ trách một tập đoàn nhỏ ở giữa hư không. Mặc dù có chưa đến 200 nhân viên nhưng vườn quốc gia Zakouma vẫn có bộ phận kế toán và thậm chí cả đội cứu hỏa.

“Ngoài vai trò là một tổ chức phi chính phủ về bảo tồn, chúng tôi còn phải là một công ty xây dựng đường bộ, một công ty hàn, một công ty bảo trì phương tiện và một công ty hàng không. Không có anh ấy, xe của bạn sẽ không nổ máy, đường của bạn sẽ không thông, cưa máy của bạn sẽ không hoạt động và ngựa của bạn sẽ không được cho ăn” – ông Pélissier nói và hướng mắt về một nhân viên.

Về phía những nhân viên như ông Brahim, họ cũng rất vui khi được làm công việc bảo vệ rừng và động vật.

“Một số người bạn hỏi tôi: ‘Tại sao bạn lại bảo vệ những loài động vật phá hoại cánh đồng của chúng tôi và làm hại chúng tôi?’. Tôi giải thích với họ rằng những con vật trong vườn quốc gia không phải của tôi, chúng dành cho tất cả người dân Chad” – ông Brahim kể.

ftcms_f308f5a7-186b-42db-9bc4-b38966ae0b72.jpg
Hươu cao cổ Kordofan tại vườn quốc gia Zakouma (Chad). Ảnh: GETTY IMAGES

Dù vậy, có đôi lúc, ông Brahim và các đồng đội phải dùng vũ lực để ngăn những kẻ săn trộm. Ông từng dùng súng bắn vào những kẻ trộm linh dương, sau khi những kẻ này nổ súng vào ông và chuẩn bị vận chuyển xác những động vật hoang dã.

“Những người này không giết động vật để ăn thịt. Họ là những kẻ săn trộm thương mại. Họ giết những con linh dương lớn mỗi tuần, bán nó như thịt rừng ở chợ. Họ bắn vào chúng tôi nên chúng tôi đáp trả để tự vệ. Nếu chúng tôi không bắn lại thì chúng tôi sẽ chết” – ông Brahim nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm