Chiêu bài dụng chính trị để bán vũ khí

Trong số những “đại gia” vũ khí phải nhắc đến Mỹ với lượng hợp đồng mua bán vũ khí, thiết bị quân sự “khủng” nhất nhì thế giới suốt những năm qua. Trang thông tin MVS của Mexico dẫn lời bình “Mỹ phá mọi kỷ lục về khối lượng xuất khẩu vũ khí” trong suốt nhiều năm. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của “chú Sam” trong năm 2011 đạt mức cao kỷ lục 66,3 tỉ USD, tăng ba lần so với con số 21,4 tỉ USD của năm 2010, chiếm tới 78% thị phần thế giới và vượt xa “đối thủ nặng ký” đứng thứ hai toàn cầu là chú “gấu Nga” với kim ngạch 4,8 tỉ USD.

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng Mỹ rất giỏi trong việc tận dụng yếu tố chính trị, kết hợp địa chính trị để phục vụ lợi ích nền kinh tế quốc gia - trong đó bán vũ khí là một trong những trọng điểm. Giai đoạn đầu của Thế chiến thứ I chứng kiến một “chú Sam” cố gắng trung lập, đứng ngoài “cuộc ẩu đả” của các “ông lớn” để cung cấp vũ khí, khí tài rồi “tọa sơn quan hổ đấu”.

Chuyên viên Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị xã hội của Nga, nhận định: “Khi một số quốc gia tỏ ra sự lo ngại nghiêm trọng về an ninh của nước mình, Mỹ chủ động mở rộng phạm vi xuất khẩu vũ khí. Năm 2012, cuộc xung đột giữa các chế độ quân chủ Ả Rập và Cộng hòa Hồi giáo Iran có nguy cơ bùng nổ dẫn đến các quốc vương Ả Rập đã thông qua quyết định mua thêm khối lượng đáng kể vũ khí Mỹ. Cụ thể, năm 2011, chỉ riêng Ả Rập Xê-út đã nhập 33 tỉ USD vũ khí từ Mỹ. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Oman và Qatar cũng “chạy đua”.

Hay gần nhất là những xung đột, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật trên biển Hoa Đông; hay quan hệ Nhật-Hàn trước xu thế leo thang căng thẳng. Mỹ cũng “không bỏ qua cơ hội” xem xét thị trường vũ khí béo bở này. Giới quan chức Nhật tiết lộ với báo chí quốc tế rằng Mỹ và Nhật có thể sẽ bàn thảo về việc Mỹ bán các loại vũ khí phòng thủ tầm xa cho Nhật nhằm giúp Tokyo bảo vệ an ninh lãnh thổ trong trường hợp bị Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn.

Vladimir Yevseyev bình luận trên thế giới có nhiều quốc gia sản xuất vũ khí chất lượng cao không thua kém gì Mỹ, chẳng hạn như Israel. Tuy nhiên, tiềm năng của Israel và tiềm năng của Mỹ không so sánh được bởi với vai trò “cảnh sát toàn cầu” tự xưng, với sự hiện diện rộng ở khắp các khu vực và vùng lãnh thổ, đặc biệt những nơi có an ninh bất ổn thì “chú Sam” vẫn giữ vai trò “thủ lĩnh” ngành xuất khẩu vũ khí.

THIÊN BÌNH

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.