Đại biểu Quốc hội Lê Nam.
Mở đầu phiên thảo luận buổi chiều 2/6 tại nghị trường, đại biểu Quốc hội Lê Nam nói, điều rất đặc biệt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc chọn thời điểm xâm lấn biển Đông đúng vào lúc Quốc hội Việt Nam tổ chức kỳ họp thứ 7.
Có lẽ đó cũng là một sự tính toán để thử thách tấm lòng trung kiên, bản lĩnh, trí tuệ của các đại biểu và cả Quốc hội chúng ta, ông Nam phát biểu.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác ở phiên thảo luận buổi sáng, ông Nam đồng tình với đối sách, với chính sách của Chính phủ và đặc biệt là phát biểu của Thủ tướng về vấn đề biển Đông.
“Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Chúng ta dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, và cũng không đẩy nhân dân vào chốn mũi tên hòn đạn chiến tranh”, đại biểu Lê Nam tha thiết trước cả Quốc hội và cử tri.
Tỏ rõ sự đồng tình với những chính sách mới hỗ trợ ngư dân, dự kiến dành ra 16.000 tỷ đồng để tăng cường trang thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư, đại biểu Nam đề nghị Chính phủ theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chính sách dành cho ngư dân, ngăn chặn kịp thời việc ăn chặn của ngư dân.
“Bài phát biểu của Thủ tướng đã nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về 16 chữ vàng và bốn tốt”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng phát biểu.
Phản ứng của Đảng, Chính phủ rất kịp thời, nhân dân rất hoan nghênh bài phát biểu của Thủ tướng, ông nhìn nhận.
Tâm tư về biển Đông, đại biểu Nguyễn Thái Học nhắc lại lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, rằng “hòa bình và an ninh đang bị đe dọa”.
Ông nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Ông Học “thiết tha đề nghị Quốc hội ra lời kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống quý báu theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức thi đua lao động sản xuất và công tác, toàn dân tộc đoàn kết một lòng sát cánh cùng trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
“Hưởng ứng lời kêu gọi này, toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ đoàn kết một lòng, tạo thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.
Ông Nguyễn Thái Học cũng đề nghị, bên cạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng cần đấu tranh chống tham nhũng mạnh mẽ, bởi đây thực sự là giặc nội xâm làm đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Có lẽ đó cũng là một sự tính toán để thử thách tấm lòng trung kiên, bản lĩnh, trí tuệ của các đại biểu và cả Quốc hội chúng ta, ông Nam phát biểu.
Cũng như nhiều vị đại biểu khác ở phiên thảo luận buổi sáng, ông Nam đồng tình với đối sách, với chính sách của Chính phủ và đặc biệt là phát biểu của Thủ tướng về vấn đề biển Đông.
“Dứt khoát bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước mà cha ông để lại. Chúng ta dứt khoát không chịu hèn, chịu nhục, và cũng không đẩy nhân dân vào chốn mũi tên hòn đạn chiến tranh”, đại biểu Lê Nam tha thiết trước cả Quốc hội và cử tri.
Tỏ rõ sự đồng tình với những chính sách mới hỗ trợ ngư dân, dự kiến dành ra 16.000 tỷ đồng để tăng cường trang thiết bị cho cảnh sát biển, kiểm ngư, đại biểu Nam đề nghị Chính phủ theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chính sách dành cho ngư dân, ngăn chặn kịp thời việc ăn chặn của ngư dân.
“Bài phát biểu của Thủ tướng đã nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về 16 chữ vàng và bốn tốt”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng phát biểu.
Phản ứng của Đảng, Chính phủ rất kịp thời, nhân dân rất hoan nghênh bài phát biểu của Thủ tướng, ông nhìn nhận.
Tâm tư về biển Đông, đại biểu Nguyễn Thái Học nhắc lại lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, rằng “hòa bình và an ninh đang bị đe dọa”.
Ông nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Ông Học “thiết tha đề nghị Quốc hội ra lời kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống quý báu theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức thi đua lao động sản xuất và công tác, toàn dân tộc đoàn kết một lòng sát cánh cùng trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
“Hưởng ứng lời kêu gọi này, toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ đoàn kết một lòng, tạo thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”.
Ông Nguyễn Thái Học cũng đề nghị, bên cạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền cũng cần đấu tranh chống tham nhũng mạnh mẽ, bởi đây thực sự là giặc nội xâm làm đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Theo NGUYỄN LÊ (Vneconomy)