Để phụ nữ được bảo vệ và xóa bỏ định kiến về giới

(PLO)- Nhiều giải pháp được nêu ra trong buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức xóa bỏ định kiến về giới nâng cao vai trò phụ nữ, cách phòng chống bạo lực giới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp cùng Bộ LĐ-TB & XH tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Buổi tập huấn đã diễn ra trong hai ngày với sự tham gia của hơn 30 phóng viên, biên tập viên, người làm truyền thông và quản trị các nhóm mạng xã hội.

Buổi tập huấn đã nêu ra nhiều giải pháp quan trọng nhất để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến về giới và đặc biệt là nâng cao vai trò của phụ nữ, cách phòng chống bạo lực giới.

binh-dang-gioi-bao-ve-phu-nu.jpg
Bà Ngô Diệu Linh, Phó vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ-TB & XH phát biểu trong buổi tập huấn. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tại buổi tập huấn, bà Ngô Diệu Linh, Phó vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ-TB & XH cho biết năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1790 về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Trong đó đã xác định mục tiêu là triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.

Bà Linh nhìn nhận: Trong những năm qua trong tác tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đạt được một số hiệu quả nhất định.

Song song đó hiện vẫn còn định kiến giới tồn tại trong một bộ phận người dân, cán bộ địa phương và cán bộ truyền thông. Đồng thời, việc truyền thông về bình đẳng giới vẫn còn đơn điệu chưa phong phú với nội dung chưa hấp dẫn.

bang-dang-gioi-bao-ve-phu-nu_h2.jpg
Các nhà báo đã nêu những giải pháp để việc tuyên truyền bình đẳng giới có hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Hiền

“Buổi tập huấn hướng tới xây dựng một mạng lưới những người làm công tác truyền thông về bình đẳng giới để có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. Khi thực hiện những nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới các nhà báo nên lưu ý việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ đưa tin theo hướng trung tính hơn là dán nhãn. Ví dụ như dùng lao động giúp việc gia đình thay vì phụ nữ giúp việc gia đình, người bán dâm thay vì gái mại dâm…”- Bà Linh chia sẻ.

Bà Mia Nguyễn, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính, bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục.

bang-dang-gioi-bao ve phu nu_h3.jpg
Nhà báo nêu ra những khó khăn hiện nay khi thực hiện việc tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực về giới. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực giới. Thông thường bạo lực giới với nam giới chưa có số liệu chính thức và cũng khá ít nghiên cứu, phát hiện. Nạn nhân của bạo lực giới chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm