Đề xuất giá sàn vé máy bay nội địa bằng 20% mức giá tối đa

0:00 / 0:00
0:00

Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ GTVT dự thảo Thông tư quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

Theo đó, Cục Hàng không đề nghị áp dụng mức giá tối thiểu bằng 20% mức giá tối đa quy định. Thời gian áp dụng chính sách là 12 tháng, từ 1-11-2021 hết ngày 31-12-2022.

Cục Hàng không cho rằng chính sách này áp dụng mang tính khẩn cấp, tạm thời nhằm giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trước đó, Vietnam Airlines đã đề xuất áp giá sàn theo hai cách tính. Cách 1 đề xuất áp bằng chi phí biến đổi của hàng không giá rẻ căn cứ theo chi phí của Pacific Airlines (thuộc Vietnam Airlines Group) giai đoạn 2019; cách 2 là giá sàn bằng 35% giá trần.

Cụ thể:

Nhóm

Khoảng cách đường bay

Mức giá

Mức tối thiểu

Mức tối đa

I

Dưới 500 km

1.

Nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội

320.000

1.600.000

2.

Nhóm đường bay khác dưới 500 km

340.000

1.700.000

II

Từ 500 km đến dưới 850 km

440.000

2.200.000

III

Từ 850 km đến dưới 1.000 km

560.000

2.700.000

IV

Từ 1.000 km đến dưới 1.280 km

640.000

3.200.000

V

Từ 1.280 km trở lên

750.000

3.750.000

Nhà chức trách hàng không lý giải từ đầu năm 2020 đến nay do ảnh hưởng dịch COVID-19 sản lượng vận chuyển hàng không sụt giảm mạnh cả quốc tế lẫn nội địa.

Từ đó, doanh thu sụt giảm mạnh khiến các hãng hàng không bị đứt gãy dòng tiền thanh toán. Còn các hãng hàng không vẫn phải duy trì đội máy bay khá lớn.

Đề xuất giá sàn vé máy bay nội địa bằng 20% mức giá tối đa ảnh 1

Các chuyến bay đưa công dân từ TP.HCM về các tỉnh thành. Ảnh: PHONG ĐIỀN

Cục Hàng không đánh giá đây là những nguyên nhân chính, trực tiếp tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vận chuyển hàng không, đe dọa sự tồn tại của các hãng hàng không.

Dài hạn, Cục Hàng không đề xuất quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa theo cơ chế do thị trường tự điều tiết, Nhà nước thực hiện kiểm soát giá bán của các hãng hàng không theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Trước đó, Bộ GTVT đã lập Tổ công tác để triển khai, làm việc với các hãng hàng không về chấp hành quy định của pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa.

Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, nội dung và làm việc với các hãng hàng không Việt Nam và kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm hoặc đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tổ công tác báo cáo kết quả làm việc về Bộ GTVT, trong đó làm rõ việc chấp hành các quy định của pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá, đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa của các hãng hàng không Việt Nam; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án xử lý những tồn tại, vướng mắc (nếu có).

TP.HCM: Cấp bách giải cứu các dự án BT nghìn tỷ bị 'đắp chiếu'

TP.HCM: Cấp bách giải cứu các dự án BT nghìn tỷ bị 'đắp chiếu'

(PLO)- Cầu, đường Bình Tiên nằm “trên giấy” 10 năm, đường vành đai 2 đoạn qua TP Thủ Đức bế tắc, 3 km đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành không thể làm xong… Nhiều năm qua, các dự án BT ở TP.HCM liên tục gặp khó khăn, dang dở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Vì sao TP.HCM cần làm lại dự án BT?

Vì sao TP.HCM cần làm lại dự án BT?

(PLO)- Các đại biểu, chuyên gia nêu thực tế cùng quan điểm và có những phân tích thấu đáo khi dự thảo nghị quyết mới cho phép TP.HCM thí điểm phục hồi cơ chế BT nhằm tạo sự đột phá để phát triển.
Cần cơ chế để hồi sinh các dự án BT ở TP.HCM

Cần cơ chế để hồi sinh các dự án BT ở TP.HCM

(PLO)- Theo dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54, TP.HCM muốn triển khai lại dự án theo hợp đồng BT với điểm “mở” là thanh toán bằng ngân sách giúp TP sớm thu hút nhà đầu tư vào các dự án.