Theo đó, Thương vụ đã cung cấp danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu như sau:
Doanh nghiệp Goggo Resources International Investment Ltd. Chuyên xuất khẩu các mặt hàng khẩu trang, nguyên vật liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, thiết bị máy móc để sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ (chưa tiệt trùng và đã tiệt trùng).
Địa chỉ số 2, Kandara Commercial Center, Kandara House Kantin Kwari Market, Kano State - Nigeria, www.twitter/GRIAFRICA.com. Người liên hệ: Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, Ông Abdul Salisu CFA Esq, Giám đốc, emai: griafrica@gmail.com
Doanh nghiệp Gaffertti Limited, Nigeria, chuyên xuất khẩu khẩu trang. Có địa chỉ 355b Gaube Extension Layout Kuje, Abuja (FCT) State, Nigeria. Người liên hệ: Giám đốc điều hành bà Abdulsalam Amina Oiza. Email: gafferttilimited@gmail.com
Doanh nghiệp Vedra Trade Services Ltd. Chuyên xuất khẩu khẩu trang và các nguyên vật liệu để sản xuất khẩu trang, xuất khẩu nước rửa tay diệt khuẩn. Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Logos: số 57A Lady Oyinkan Abayomi Drive, Ikoyi Lagos, Nigeria. Hoặc văn phòng Eket số N158 Idua Road Eket, Akwa Ibom, Nigeria. Người liên hệ: Giám đốc điều hành ông Prince Chikelue Ezechukwu. Email vedra_tsl@yahoo.com hoặc info@vedratradeservices.com
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước có thể liên hệ với các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc sau đây, để mua vải lọc kháng khuẩn và thiết bị sản xuất khẩu trang:
Doanh nghiệp Việt Nam: D & A PLC Company, cung cấp vải lọc kháng khuẩn. Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Town 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP.HCM, Việt Nam. Người liên hệ: Giám đốc công ty ông Phạm Đà, số điện thoại:+84 28 8893 0330 hoặc+84 97 150 3762.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Xuzhou Smar t New Power Technology Co., Ltd, cung cấp thiết bị đồng bộ sản xuất khẩu trang. Địa chỉ liên hệ 4F, Bld No.1 Technology and Science Building, Quanshan District, Xuzhou, Jiangsu, China. Người liên hệ ông Joe, số điện thoại +86-516-83799118, email: salesmanager@power-tricycle.com
Cũng trong thông báo này, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria đã đưa ra các khuyến cáo về một số trường hợp lừa đảo, trong quá trình xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nigeria.
Cụ thể, một số doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng nhập khẩu gỗ, không áp dụng hình thức thanh toán bằng thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit, At sight), mà chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T) đặt cọc 30% (hoặc 50%) giá trị hợp đồng, trước khi nhận hàng. Đối tác xuất khẩu Nigeria khi nhận được tiền đặt cọc nhưng không giao hàng.
Để tránh rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu trong nước cần yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu Nigeria, chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Không thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T) đặt cọc trước 30%, hoặc 50%. Doanh nghiệp trong nước phải tự chịu trách nhiệm tổn thất của mình, nếu không theo khuyến cáo nêu trên của thương vụ.