Nhiều người thường chọn giải pháp giảm bữa ăn hàng ngày xuống nhằm mục đích giảm cân. Tuy nhiên, điều này lại không mang lại hiệu quả, đôi khi lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo Eatthis, dưới đây là một số lý do chúng ta không nên ăn mỗi ngày chỉ một bữa:
Ăn một lần có thể dẫn đến ăn quá nhiều
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn trong ngày thì chúng ta có khả năng sẽ ăn quá nhiều trong một bữa đó, vì lúc đó cơ thể đang đói và cần năng lượng nhanh chóng.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa sẽ khiến ăn quá nhiều trong bữa đó. Ảnh: NV
Tiến sĩ Lisa Young, trợ giảng về dinh dưỡng tại NYU, cũng là tác giả của cuốn Last Full, Last Slim (Mỹ), cho biết: “Ăn một lần mỗi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy thiếu thốn và sau đó ăn quá nhiều, đây là một trong những điều tồi tệ mà bạn làm nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Khi bạn ăn một bữa trong một ngày, bạn thường tiếp ăn nhiều vì bạn đã thiếu thức ăn cả ngày. Thêm vào đó, cơ thể bạn có thể xử lý rất nhiều thứ cùng một lúc."
Ăn một lần có thể làm chậm quá trình trao đổi chất
Brenda Braslow, một chuyên gia dinh dưỡng tại MyNetDiary cho biết: “Nếu bạn bỏ ăn trong một thời gian dài, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại để giữ năng lượng”.
Nếu quá trình trao đổi chất chậm lại thì việc giảm cân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta hãy tập trung vào ba bữa ăn lành mạnh trong ngày để giúp tăng cường trao đổi chất, theo Eatthis.
Nhiều tác dụng phụ
Ngoài việc làm chậm quá trình trao đổi chất và gia tăng cảm giác đói, cơ thể của chúng ta cũng sẽ bắt đầu thấy một loạt các tác dụng phụ tiêu cực, nếu chúng ta không cung cấp cho cơ thể đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Một số tác động tiêu cực có thể kể đến là: Làm giảm lượng đường trong máu khiến chúng ta cảm thấy run rẩy, thiếu hụt chất dinh dưỡng, kiệt sức, ăn vô độ vào một bữa ăn gây tăng cân,…
Cơ thể không nhạn đủ chất dinh dưỡng
Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Balance One Supplements, cho biết: Một lý do chính khiến tôi không khuyến khích những người ăn kiêng chỉ ăn một bữa mỗi ngày là thiếu hụt chất dinh dưỡng.
“Khi chỉ ăn một bữa mỗi ngày, nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ chuyển sang thực phẩm có hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng như mì ống và protein động vật giàu chất béo. Điều này là do lượng glucose của họ đã giảm xuống mức thấp đến mức họ bắt đầu thèm carbohydrate và thường chuyển sang những loại thức ăn nhanh”, Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, theo Eatthis.