EU chính thức đồng ý mức giá trần dầu Nga sẽ là 60 USD/thùng

(PLO)- EU đạt được sự đồng thuận từ các thành viên sau khi Ba Lan đồng ý mức trần giá dầu Nga sẽ là 60 USD/thùng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-12, Đại sứ Ba Lan tại Liên minh châu Âu (EU) - ông Andrzej Sados cho biết chính quyền Warsaw chính thức ủng hộ đề xuất mức trần dầu Nga sẽ rơi vào 60 USD/thùng, theo hãng tin Reuters.

Theo đó, EU cũng đồng ý với đề xuất trên, các văn kiện chính thức dự kiến sẽ được thống nhất được phê duyệt vào cuối tuần này.

Theo Reuters, Ba Lan đã nhiều lần phản đối mức giá trần rơi vào khoảng 70-65 USD/thùng và muốn EU phải xem xét một cơ chế điều chỉnh mới nhằm giữ mức trần dưới giá thị trường.

Tàu chở dầu của Nga neo đậu tại TP cảng Nakhodka, Nga. ẢNH: REUTERS

Tàu chở dầu của Nga neo đậu tại TP cảng Nakhodka, Nga. ẢNH: REUTERS

Điều này đã thúc đẩy các cuộc đàm phán của EU đưa ra mức trần cho dầu Nga càng thấp càng tốt nhằm mục tiêu siết chặt doanh thu của Nga và hạn chế khả năng Nga thu lợi từ việc bán dầu để tài trợ cho chiến sự với Ukraine.

Các quan Mỹ cho biết rằng thỏa thuận này thể hiện quyết tâm chưa từng có của khối nhằm phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Reuters đưa tin.

Trong khi đó, các chuyên gia của tờ The Economist cho rằng khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu Nga chính thức có hiệu lực, điều này có thể dẫn tới cú sốc giá dầu trên thị trường toàn cầu.

Cụ thể, theo các chuyên gia này, nếu giá dầu của Nga bị hạ thấp, Moscow có thể ngừng nguồn cung ra thị trường thế giới, dẫn đến giá dầu toàn cầu tăng đột biến, gây thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng phương Tây.

Theo The Economist, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Moscow, do trước đó Điện Kremlin từng nhiều lần cảnh báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu, thậm chí là thắt chặt nguồn cung đối với thị trường thế giới.

Ngoài ra, Nga còn có thể dựa vào các tàu và các công ty bảo hiểm không thuộc phương Tây để xuất khẩu dầu mỏ, tuy nhiên điều này có thể khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt, các chuyên gia The Economist nhấn mạnh.

Ngoài ra, các chuyên gia này còn nhận định rằng “cán cân quyền lực” trên thị trường dầu mỏ sẽ trở nên rõ ràng sau ngày 5-12, thời điểm lệnh cấm vận dầu Nga của phương Tây có hiệu lực.

Sáng kiến áp giá trần dầu Nga được đề xuất lần đầu tiên hồi tháng 9 bới nhóm G7 (nhóm 7 nền nước công nghiệp phát triển bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật) nhằm giảm thu nhập của Nga từ việc bán dầu, đồng thời ngăn chặn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga chính thức có hiệu lực từ 5-12 tới, theo Reuters.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm