EU thảo luận cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Bị kẹt giữa cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc về sức mạnh kinh tế và quân sự, các nhà lãnh đạo EU sẽ cố gắng tìm một con đường trung gian trong bữa tiệc thượng đỉnh ở Brussels. Đây là lần đầu tiên họ thảo luận ở cấp cao nhất về cách đối phó với Bắc Kinh.

Siết chặt quy định tự do thương mại

“Chúng tôi hoàn toàn cởi mở, Trung Quốc thì không, và điều này đặt ra nhiều câu hỏi”, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu của Jyrki Katainen nói về nền kinh tế EU. Trao đổi với với Reuters, ông cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể được hưởng ưu đãi như một quốc gia đang phát triển.

Các nhà lãnh đạo EU, vốn hay bị chia rẽ về vấn đề Trung Quốc, muốn thảo luận một giải pháp mang tính thống nhất trước khi hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc diễn ra vào ngày 9-4.

Theo đó, EU đang tìm cách đưa ra thời hạn để Trung Quốc thực hiện đúng các cam kết thương mại và đầu tư mà nước này đã nhiều lần trì hoãn. Thông điệp này đã được các bộ trưởng ngoại giao EU chuyển đến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Điều này đánh dấu một sự thay đổi mà các nhà ngoại giao EU gọi là “một tư duy quyết đoán và cạnh tranh hơn” với Trung Quốc.

“Trước đây, EU đã rất khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược rõ ràng về Trung Quốc và các chính sách trong quá khứ không được thống nhất về mặt chiến lược. Bây giờ có một nỗ lực rõ ràng để làm điều đó.” - ông Duncan Freeman nói tại Trung tâm nghiên cứu EU-Trung Quốc của Đại học Châu Âu.

Trong một tài liệu để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh EU, Ủy ban châu Âu đã gọi Trung Quốc là một “đối thủ toàn diện”.

Chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chống lại Tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei đã thúc đẩy các cuộc thảo luận của EU liên quan đến Trung Quốc.

Những căng thẳng sâu sắc nhất trong quan hệ EU-Trung Quốc nằm ở sự chậm chạp trong việc mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc, sự gia tăng giành quyền kiểm soát của nước này trong các lĩnh vực quan trọng. EU có cảm giác rằng Bắc Kinh đã không ủng hộ thương mại tự do trong quan hệ với khối này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào tháng 5-2018. Ảnh:  AP 

Đức chính là chìa khóa

Với hơn một tỷ euro mỗi ngày trong thương mại song phương, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ, của thị trường hàng hóa và dịch vụ châu Âu.

Theo công ty nghiên cứu Rhodium Group và Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator, các rào cản thương mại của Trung Quốc với doanh nghiệp EU nặng nề hơn các rào cản của EU với doanh nghiệp Trung Quốc trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế.

Không giống như Mỹ, vốn sở hữu một hạm đội hải quân có trụ sở tại Nhật Bản để tạo ra ảnh hưởng trong khu vực, EU thiếu sức mạnh quân sự để đối đầu với Trung Quốc. Vì vậy cách tiếp cận của EU nằm ở khía cạnh luật pháp.

Nhưng bất kỳ chính sách mới nào của EU không dễ dàng thực hiện, vì các quốc gia EU liên tục tranh thủ dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Ý đã tham gia dự án cơ sở hạ tầng "Vành đai, Con đường" trị giá hàng tỷ USD do Trung Quốc khởi xướng.

Quan điểm của Đức sẽ rất quan trọng vì đôi khi Berlin đưa ra sức ép cứng rắn hơn trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên, Đức cũng cố gắng để giữ mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm