EVN: Giá thành sản xuất điện đang cao hơn giá bán lẻ bình quân

(PLO)- Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá thành sản xuất điện năm 2023 được ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cập nhật giá nhiên liệu đầu vào của sản xuất ngành điện từ đầu năm 2023 đến tháng 10 cho thấy, mặc dù giá nhiên liệu đầu vào có giảm so với năm 2022, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021.

Cụ thể, giá than nhập khẩu NewC Index năm 2023 tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021. Than pha trộn của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tăng từ 29,6% đến 46,0%, của Tổng công ty Đông Bắc dự kiến tăng từ 40,6% đến 49,8% so với năm 2021.

Cùng đó, giá dầu thô Brent tăng 86% so với năm 2020 và tăng 13% so với năm 2021. Giá khí cũng rất cao. Không chỉ vậy, tỉ giá cũng tăng mạnh, bình quân năm 2023 dự kiến tăng 4% so với năm 2021.

evn-kiem-tra-ghi-chi-so-dien_LESH_thumb.jpg
Giá nhiên liệu đầu vào sản xuất ngành điện từ đầu năm đến nay có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh minh hoạ: AH

Với giá nhiên liệu tăng cao khiến cho giá thành các nguồn nhiệt điện than và tua bin khí tăng rất cao. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện than và khí chiếm tỉ trọng sản lượng điện phát lên tới 55% tổng sản lượng điện phát toàn hệ thống năm 2023.

Ước tính năm 2023, sản lượng phát thực tế của các loại hình nguồn điện so với phương án kế hoạch 2023 đã được Bộ Công Thương duyệt: Thủy điện giảm khoảng 13,9 tỉ kWh, nhiệt điện than tăng khoảng 9,3 tỉ kWh, nhiệt điện dầu tăng khoảng 1,2 tỉ kWh và năng lượng tái tạo tăng 1,3 tỉ kWh.

Việc phải tăng cường huy động các nguồn nhiệt điện có giá mua cao để bù đắp sản lượng thiếu hụt của nguồn thủy điện dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục tăng cao trong quý III-2023.

Hiện nay trong cơ cấu giá thành sản xuất điện, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng tới 82,8% nên khi giá thành khâu phát điện có biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất điện nói chung.

Theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất điện năm 2023 được ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Mặc dù giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4-5 giúp doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính.

Theo Điều 3 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30-6-2017 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân:

- Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

- Khi các thông số đầu vào theo quy định biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt đô thị đều cho Chính phủ áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Để doanh nghiệp Việt tham gia các dự án đường sắt tỉ USD

(PLO)- Để doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư dài hạn vào công nghiệp đường sắt, trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định Nhà nước được đặt hàng doanh nghiệp làm sản phẩm theo yêu cầu.