Theo đó, bến tàu nổi đầu tiên mang tên Huachuan số 1 sẽ cho phép các lực lượng hải quân đưa tàu bị hư hỏng về sửa chữa, phục hồi chiến đấu năng lực "trong thời gian rất nhanh chóng" và được thiết kế để được gửi vào vùng chiến sự.
Cầu tàu nổi tăng khả năng triển khai tàu của Trung Quốc ra các đảo
"Công trình này cho phép sửa chữa tàu chiến lớn của quân đội Trung Quốc ở các điểm di động xa bờ thay vì những điểm xác định trên bờ biển như trước đây" bài báo cho biết kèm theo hình ảnh của một tàu chiến bên trong bến tàu nổi.
Việc sử dụng của bến tàu nổi cho phép các tàu bị hư hỏng nhẹ vẫn sẽ có thể tiếp tục chiến đấu, trong khi những tàu bị hư hại nghiêm trọng sẽ không phải cần phải đưa trở lại một nhà máy đóng tàu.
Cầu tàu nổi giúp Trung Quốc sửa chữa tàu chiến bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu mà không cần xây dựng cầu tàu
Các bến cảng được thiết đế để phục vụ cho các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm nhưng không phải tàu sân bay và các bến cảng này có khả năng chống chọi với sóng cao lên đến 2 m.
Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỉ phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước của mình để đáp ứng tham vọng hàng hải ngày càng gia tăng ở biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tổng ngân sách quân sự của Trung Quốc trong năm 2015 là 886.9 tỉ nhân dân tệ (141.45 triệu đô), tăng 10 phần trăm so với năm trước.